Rùa mở miệng

Ngày xưa có một con rùa nọ, nó thấy trên đầu có con chim nhạn bay qua, lòng vô cùng hâm mộ. Nó bèn nói với chim nhạn: “Có thể mang theo tôi bay trên trời một vòng không?”

Chim nhạn tốt bụng đồng ý. Nó nghĩ ra cách ngậm trong miệng một đầu của cành cây và để cho rùa ngậm đầu còn lại của cành cây đó, như vậy là có thể mang rùa lên trời.

Trước khi bay, chim nhạn năm lần bảy lượt dặn dò: “Lát nữa bay lên, cho dù gặp phải bất cứ chuyện gì cũng đừng mở miệng nhé.”

Thấy rùa gật đầu đồng ý, chim chạm bèn ngậm cành cây, đem theo rùa bay lên trời.

Một chim một rùa bay lên ngày càng cao, chim chóc thấy vậy liền lượn vòng thành đàn quanh chúng.

Đám chim kêu ầm ĩ: “Mau nhìn kìa! Cái con rùa ngu ngốc này bị chim nhạn bắt đi mất rồi!”

Rùa cảm thấy bị sỉ nhục, nó gào ầm lên: “Tôi bay cùng với chim nhạn chứ không phải bị bắt!”

Còn chưa nói hết câu, nó đã rơi từ trên trời xuống dưới đất, ngã tan xương nát thịt.

Người ta nói: Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra.

Con người thường chỉ cần thời gian hai năm để học nói, nhưng lại phải tốn cả sáu chục năm để học được cách ngậm miệng. Nếu một người kiểm soát được lời nói của mình, đường đời ắt có thể suôn sẻ hơn nhiều.

Trong “Luận ngữ” có nói: “Nói chuyện với quân tử cần để ý ba lỗi: Chưa tới lúc nói đã nói, ấy gọi là hấp tấp; lúc cần nói lại không nói, ấy gọi là che giấu; nói bất chấp vẻ mặt người khác, ấy gọi là đui mù.”

Con người thường hay phạm phải ba sai lầm:

Còn chưa nói tới, ta đã tranh phát biểu ý kiến, đó gọi là hấp tấp;

Đã nói tới rồi, ta lại ậm ậm ừ ừ không chịu nói rõ, đó gọi là giấu giếm;

Không để ý vẻ mặt người khác, mở miệng là nói linh tinh, đó gọi là đui mù.

(Khánh An)

ww.hoithanhvuonnhoaz.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.