Tám Lý Do Vì Sao Hội Thánh Chưa Bao Giờ Phá Vỡ Mốc 200 Thành Viên

8 LÝ DO HÀNG ĐẦU HỘI THÁNH CHƯA BAO GIỜ PHÁ VỠ MỐC 200 NGƯỜI THAM DỰ

Mục Vụ Gieo Hạt – Sự tăng trưởng Hội Thánh là mong muốn không chỉ dành cho các lãnh đạo Hội Thánh mà cho tất cả con dân Chúa. Có những lúc chúng ta thấy rằng sự tăng trưởng của Hội Thánh mình như dừng lại, không có một cú huých lớn, và chỉ dừng ở một mốc nào đó năm này qua năm khác.

Tác giả Carey Nieuwhof có mượn tình hình ở Bắc Mỹ, 85% tổng số Hội Thánh không bao giờ vượt qua mốc 200 người nhóm lại. Điều này do đâu? Và sau 8 lý do hàng đầu này, bạn học được điều gì có thể học, chỉnh sửa trong trường hợp Việt Nam? Tất cả các bài viết của các tác giả không nhất thiết là quan điểm của Mục Vụ Gieo Hạt. #mucvugieohat, #phattrienhoithanh, #hoithanh, #tangtruong,

Tác giả: Carey Nieuwhof

Rào cản con số 200

Trong lúc các phương tiện truyền thông xã hội và cả truyền thống vẫn bận tâm đến các Hội thánh lớn và các hội thánh đa điểm, thì thực tế là hầu hết các hội thánh Bắc Mỹ đều khá nhỏ.

Nhóm Barna xác định quy mô Hội thánh Tin Lành trung bình ở Mỹ là 89 người. Chỉ có 2% Hội thánh có trên 1000 người tham dự.

Theo Carl George và Warren Bird, 85% tổng số hội thánh Tin Lành ở Bắc Mỹ không bao giờ vượt qua mốc 200 người tham dự.

Xin hãy hiểu rằng, không có gì sai khi hội thánh có quy mô nhỏ. Tôi chỉ biết rằng hầu hết mọi người lãnh đạo hội thánh nhỏ mà tôi tiếp chuyện đều muốn Hội thánh mình tăng trưởng.

Tôi hiểu điều đó. Đó là sứ mệnh của Hội thánh. Mỗi ngày, tôi muốn Hội thánh mình hiệu quả hơn khi vươn tới thêm một người đặt niềm hy vọng nơi Đấng Christ. Vậy tại sao hầu hết các hội thánh không bao giờ phá vỡ mốc 200 người tham dự?

Câu trả lời không phải là:

– Sự khao khát. Hầu hết các lãnh đạo tôi biết đều muốn hội thánh vươn tới được nhiều người hơn.

– Thiếu sự cầu nguyện. Nhiều lãnh đạo hội thánh nhỏ cực kỳ trung tín trong việc này.

– Tình yêu thương. Một số người ở các hội thánh nhỏ cũng yêu mọi người chân thật như bất cứ ai.

– Cơ sở vật chất. Sự tăng trưởng có thể bắt đầu ở những nơi khó xảy ra nhất. Hãy giả sử bạn có sứ mệnh vững chắc, thần học và tấm lòng tiếp cận mọi người. Đáng ngạc nhiên là những lý do chính khiến các hội thánh không bao giờ vượt qua mốc 200 người tham dự không phải là do tâm linh, mà là do cấu trúc.

Tôi đã đăng tải phiên bản cũ bài này vài năm trước. Nó dường như đã đánh vào tâm linh tôi. Bài đăng được chia sẻ hơn 40.000 lần trên mạng xã hội và được hơn một phần tư triệu lãnh đạo đọc. Bạn có thể đọc bài đăng gốc ở đây [1] và sẽ thấy suy nghĩ của tôi về vấn đề này như thế nào.

Khi tôi thấy phản hồi về bài này tiếp tục tăng trong nhiều năm, tôi đào sâu hơn một chút, suy ngẫm có hệ thống hơn về những kiến thức của tôi trong việc lãnh đạo Hội thánh từ 6 người đến hơn 1200 người tham dự ngày nay và thực hiện thêm nhiều nghiên cứu.

Ngoài ra, tôi đã khảo sát 1400 mục sư của các hội thánh vừa và nhỏ về những gì họ phải vật lộn khi cố gắng vượt qua mốc 200. Mặc dù tôi nghĩ rằng tất cả các điểm trong bài đăng gốc vẫn hữu ích, nhưng bạn cũng sẽ thấy những yếu tố mới xuất hiện từ sự suy ngẫm và nghiên cứu mà tôi nêu bên dưới.

Vì vậy, đây là 8 lý do hàng đầu mà các hội thánh muốn tăng trưởng nhưng không bao giờ vượt qua được rào cản 200.

1. CÁC HỘI THÁNH NHỎ ĐƯỢC CƠ CẤU ĐỂ LƯU GIỮ SỐ LƯỢNG NHỎ

Bạn biết vì sao hầu hết các hội thánh vẫn không vượt qua mốc 200 người tham dự không?

Họ tổ chức, cư xử, lãnh đạo và quản lý giống như một tổ chức nhỏ.

Lý do chính khiến các hội thánh không tăng trưởng hơn 200 người không phải là do tâm linh mà là do cấu trúc.

Hãy nghĩ về điều này. Có một sự khác biệt to lớn giữa cách tổ chức một cửa hàng tạp hóa và cách tổ chức một siêu thị. Trong cửa hàng tạp hóa, bố & mẹ quản lý mọi thứ. Muốn nói chuyện với “Giám đốc điều hành”? Bà ấy đang đặt hàng trên kệ. Muốn gặp “Giám đốc Marketing”? Ông ấy đang ở quầy thu ngân.

Người nhà làm mọi thứ, và sắp xếp công việc kinh doanh ở quy mô nhỏ. Điều này ổn thôi nếu bạn chỉ muốn giống bố và mẹ và không muốn cửa hàng phát triển hơn.

Nhưng bạn không thể kinh doanh siêu thị theo cách đó. Cách sắp xếp và tổ chức hai bên khác nhau. Có một người quản lý sản xuất và những người đặt hàng lên kệ. Có quản lý tầng, quản lý ca, tổng giám đốc và nhiều hơn nữa.

Một khải tượng lớn đòi hỏi cấu trúc lớn. Một hội thánh lớn hơn cần cấu trúc lớn hơn. Nói cách đơn giản, bạn cần cấu trúc lớn hơn để phát triển lớn hơn.

2. MỤC SƯ THỰC HIỆN MỌI VIỆC

Trong bất kỳ hội thánh nhỏ nào, việc mục sư làm mọi thứ có lẽ đã quen thuộc. Họ có sự kỳ vọng đáng kể về mục sư của mình.

Ông phải chuẩn bị sứ điệp, hướng dẫn học Kinh Thánh, đến sớm để sắp xếp ghế, tổ chức sự kiện tiếp theo, đến bệnh viện, tuyển chọn tình nguyện viên VÀ đảm bảo chăm sóc bản thân đủ tốt để không bị nguội lạnh.

Danh sách các công việc của mục sư cứ như thể là bất cứ điều thứ gì hội thánh cần làm.

Cho dù bạn đang ở một hệ phái chính hay trong các nhóm hội thánh ở trường học, thì các hội thánh nhỏ có xu hướng để mục sư làm mọi thứ.

Cách tiếp cận này có rất nhiều vấn đề, nhưng hãy bắt đầu với hai thứ sau.

Đầu tiên, hội thánh không thể mở rộng quy mô. Nếu mọi việc hoàn thành phụ thuộc vào một người, thì hội thánh sẽ không phát triển vượt quá khả năng của người đó. Đối với hầu hết chúng ta, điều đó có nghĩa là 200 là quá giới hạn.

Thứ hai, nếu mục sư làm mọi việc, thì đó là sự phủ nhận hoàn toàn về cách Đức Chúa Trời thiết kế cho hội thánh hoạt động. Nó quá lạc hậu so với sự thiết lập do Chúa ban cho.

Đức Chúa Trời ban tặng cho dân sự khả năng làm mục vụ, không chỉ mục sư. Hội thánh cần tổ chức như thế.

Cuối cùng, đây là lý do tại sao việc phá vỡ rào cản 200 gây khó cho nhiều lãnh đạo đến vậy. Họ không thể hoàn thành tất cả. Nhiều mục sư đã quá tải và nghĩ “Nếu tiếp cận được nhiều người hơn là làm nhiều giờ hơn, thì tôi không thể.”

May mắn thay, nó không như thế.

3. MỤC SƯ LÀ NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH

Trong tất cả những việc mục sư làm, mục vụ chăm sóc thường là công việc mà hội chúng yêu thích và mong đợi nhất. Và nó đang giết chết các Hội thánh.

Trong bài này, tôi trình bày rõ hơn về việc mục vụ chăm sóc cản trở sự phát triển của rất nhiều hội thánh như thế nào.

Thành thật mà nói, nếu cố gắng vượt qua vấn đề này, bạn sẽ có rất nhiều tiến triển. Khi mục sư phải thăm hỏi từng người bệnh, chủ trì mọi đám cưới, đám tang và thường xuyên gọi điện hỏi thăm, thì ông không thể làm những việc khác. Mô hình đó không giúp mở rộng quy mô.

Nếu bạn giỏi chăm sóc, bạn sẽ mở rộng Hội thánh lên 200 người và sau đó khiến mọi người thất vọng khi không thể tham dự từng sự vụ nữa. Hoặc bạn sẽ kiệt sức. Việc này tạo ra những kỳ vọng sai lầm và rất nhiều người bị tổn thương trong quá trình này.

Cuốn sách hay nhất tôi biết về chủ đề này vừa được tái bản gần đây. Nhân tiện, câu trả lời là dạy mọi người quan tâm đến nhau theo nhóm.

98% việc mục vụ chăm sóc là có người tham gia chăm sóc, không phải là mục sư. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện chuyển đổi để giúp hội thánh quan tâm lẫn nhau trong khi mục sư quản nhiệm thoải mái lãnh đạo và giảng dạy.

4. BẠN KHÔNG CÓ ĐÚNG NGƯỜI

Trong cuộc khảo sát của tôi với 1400 mục sư, việc tìm kiếm và tăng trưởng những lãnh đạo phù hợp là nan đề chính của các lãnh đạo.

Không chỉ các mục sư kiệt sức khi cố gắng làm mọi sự, mà người tình nguyện tham gia phục vụ cũng rất ít. Khiến nan đề tồi tệ hơn, nhiều mục sư không nghĩ họ có những tình nguyện viên phù hợp. Hầu hết những lãnh đạo Hội thánh đã có đủ người giỏi, cái cần là người có năng lực.

Vì vậy, làm thế nào để có người phù hợp?

Sự thật là, những người giỏi không tập trung ngẫu nhiên. Họ bị thu hút bởi sứ mệnh rõ ràng và thuyết phục như sứ mệnh Hội thánh. Họ được thử thách, nuôi dưỡng và khuyến khích từ những lãnh đạo khéo léo, khiêm nhường, nhiệt huyết, những người cống hiến cả cuộc đời cho mục tiêu lớn hơn chính họ.

Lý do khiến dân sự của bạn không giống như của Hội thánh mà bạn ngưỡng mộ là vì bạn chưa dẫn dắt họ đến đó.

Các Hội thánh tăng trưởng không mua chuộc được những lãnh đạo vĩ đại, mà huấn luyện họ.

5. QUÁ NHIỀU NGƯỜI LÀM, MÀ LẠI KHÔNG ĐỦ LÃNH ĐẠO

Nan đề thứ hai mà 1400 mục sư tôi đã khảo sát có là khi Hội thánh của họ tăng trưởng, họ chỉ dừng lại với một nhóm người làm thay vì nhóm lãnh đạo.

Đó là rào cản lớn.

Lãnh đạo dẫn dắt người khác; người làm chỉ tự chỉ đạo bản thân.

Các lãnh đạo không ngại ngần quản lý nhóm người. Người làm thì lo lắng về bản thân và nhiệm vụ cụ thể của mình.

Nếu bạn chỉ có một nhóm người làm, Hội thánh sẽ vật lộn để phát triển.

6. NHÓM BẠN KHÔNG ĐƯỢC SẮP XẾP

Một lý do khác khiến con số 200 là rào cản lớn là vì khi có hàng trăm người trong tổ chức, bạn sẽ chìm trong sự hỗn loạn nếu không có kế hoạch tổng quát.

Khi Hội thánh chúng tôi có từ 200 đến 400 người tham dự, tôi thấy mình thức giấc vào ban đêm và tự hỏi, “Làm cách nào để giữ cho tất cả những người có thiện chí này không vô tình khiến sứ mệnh Hội thánh đi chệch hướng? Làm cách nào để truyền đạt những gì rõ ràng trong đầu như sứ mệnh, khải tượng, chiến lược và các giá trị của Hội thánh để mọi người đều hiểu theo cách rõ ràng?

Những câu hỏi đó (và nỗi sợ đi kèm với chúng) tập trung xung quanh một vấn đề lãnh đạo cốt yếu: sự liên kết. Điều đó nghĩa là có một nhóm người cam kết thực hiện một sứ mệnh, tầm nhìn và bộ giá trị chung. Đó là công việc khó khăn để làm rõ rang những điều ấy với nhóm của bạn.

Việc gắn kết là rất quan trọng bởi vì nếu bạn không thể, nó giống như thả con ngựa đực khỏi chuồng. Chúng sẽ chạy lung tung và theo mọi hướng. Đó là lý do khiến một số lãnh đạo sợ trao quyền cho các lãnh đạo khác: họ sợ những lãnh đạo đó sẽ điều hành hội thánh theo nhiều hướng khác nhau.

Một Hội thánh không kết nối sẽ khó tăng trưởng, và nếu ngay cả khi liên kết, nó cũng mang trong mình tất cả những hạt giống cho sự sụp đổ.

7. QUẢN LÝ VI MÔ

Nếu bạn cần xin phép mỗi khi mua khăn giấy hoặc sơn lại văn phòng, thì bạn đang gặp vấn đề về quản lý.

Hầu hết các ban quản trị vi mô đều làm thế vì hầu hết mọi người đơn giản mặc định làm theo. Bạn cần một ban quản trị biết giữ gìn sứ mệnh và khải tượng và trao quyền cho nhóm khác để hoàn thành và rồi không làm những việc đó nữa.

Hầu hết các Hội thánh nhỏ được dẫn dắt bởi hội chúng muốn có tiếng nói trong mọi việc hoặc một ban quản trị.

Sự thật là: các ủy ban giết chết khải tượng.

Cá nhân hầu như luôn can đảm hơn trong các nhóm. Bạn càng muốn nhiều người hài lòng, thì ý tưởng của bạn sẽ càng trở nên ít truyền cảm hứng hơn. Khi tất cả mọi người đều muốn có tiếng nói, rất ít việc được thực hiện.

Quản lý là kẻ hủy diệt thầm lặng đối với hầu hết các Hội thánh muốn tăng trưởng.

8. CÁC LÃNH ĐẠO ĐỔ LỖI QUÁ NHIỀU

Khi tiếp xúc thường xuyên với các lãnh đạo Hội thánh, tôi nghe đi nghe lại những lời bào chữa giống nhau – lý do khiến điều gì đó không hiệu quả hoặc ý tưởng khác không thể thực hiện được.

Các lãnh đạo phàn nàn rằng tòa nhà Hội thánh quá nhỏ hoặc quá lớn, vị trí của họ không lý tưởng, không có đội ngũ phù hợp, không có đủ tiền hoặc rằng bối cảnh khác nhau.

Điều đúng là: bạn có thể viện cớ hoặc khiến mọi việc tiến triển, nhưng không thể làm cả hai.

Trên thực tế, những lãnh đạo đạt nhiều phát triển nhất thường ít bào chữa nhất. Và những lãnh đạo viện lý do nhiều nhất sẽ phát triển ít nhất.

HÃY DỪNG LÃNG PHÍ SỨC LỰC… MÀ GIẢI QUYẾT CÙNG NHAU

Bài gốc tiếng Anh: Carey Nieuwhof, “THE TOP 8 REASONS MOST CHURCHES NEVER BREAK THE 200 ATTENDANCE MARK,” https://careynieuwhof.com/the-8-most-common-reasons-most…/

Dịch: Thùy Trang

Nguồn: Mục vụ Gieo Hạt

———————-

[1]

Carey Nieuwhof, “8 Reasons Most Churches Never Break the 200 Attendance Mark”, http://careynieuwhof.com/8-reasons-most-churches-never…/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.