“Sau đó, Phao-lô rời A-thên đi Cô-rinh-tô.” Công Vụ 18:1.
Sứ đồ Phao-lô khởi đầu với việc va chạm với văn hóa trong các nhà hội Do-thái ở các nước mà ông viếng thăm, nhưng rồi quay sang người nước ngoài và nói về Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét, một người đã bị chính quyền La-mã xử tử hình trên thập giá, đặt trong nấm mồ trong ba ngày, nhưng đã sống lại.
Trong bức thư gửi cho tín hữu tại Cô-rinh, ông đề cập đến những việc lạm dụng về luân lý đạo đức trong hội thánh tại đó, và sau đó ông dành nguyên một chương để định nghĩa tình yêu chân chính là gì.
Ông bắt đầu như sau: “Dù tôi nói được các ngôn ngữ của loài người và thiên sứ, nhưng không có tình yêu thì tôi chỉ khua chiêng gióng trống ồn ào.” (1Cô-rinh-tô 13:1- Bản Diễn Ý). Người Hi-lạp rất kiêu hãnh về những bậc hùng biện nổi danh của họ. Các nhân vật như Demosthenes, Plato, Socrates và Aristotle là những người siêu đẳng. Tuy nhiên sứ đồ Phao-lô nói rằng, nếu không có tình yêu, thì cho dù bạn là nhà hùng biện, thì cũng chẳng khác nào gây ồn ào, như tiếng gíó hú trong cơn bão – ồn ào nhưng không âm thanh.
Ông viết tiếp: “Dù tôi có tài giảng thuyết hùng hồn, hiểu biết mọi huyền nhiệm, hay quán thông mọi ngành tri thức, dù tôi có đức tin di chuyển cả đồi núi, nhưng thiếu tình yêu, tôi vẫn là con người vô dụng.” (13:2 – Bản Diễn Ý). Người Cô-rinh rất trọng vọng những điều siêu nhiên, tuy nhiên Phao-lô lý luận rằng, nếu không có tình yêu thì thiêng liêng cũng vô ích. Ông còn nói đến cả việc vô dụng khi hi sinh mà không do tình thương thúc đẩy, ông bảo: “Dù tôi dâng hiến hết tài sản để nuôi người nghèo khổ hay xả thân trên giàn hỏa thiêu, nhưng không do tình yêu thúc đẩy thì hy sinh đến thế cũng vô ích.”(13:3 – Bản Diễn Ý).
Tình yêu agape đến từ nơi Chúa, là loại tình yêu có sức mạnh. Đó cũng chính là tình yêu mà Chúa trang bị cho con cái Ngài. Nhận lấy tình yêu Agape của Chúa để có thể agapao (yêu/love) người lân cận mình.
Sưu tầm
ww.hoithanhvuonnhoaz.com