Đánh giá nhu cầu hiếu khách bên trong hội thánh của bạn

Học về lòng mến khách là mời mọi người vào trái tim, gia đình, cộng đồng của chính chúng ta, chính tôi. Ở cộng đồng của tôi vẫn phải học về điều này luôn bởi quan sát sẽ thấy thân hữu , tín hữu mới đến nhà thờ lần đầu thường có cảm giác bị bỏ rơi bởi phần đông tín hữu chỉ chăm chú vào các mối thông công quen biết. Tôi nghĩ đây là một thực trạng và cần được phân tích , đưa ra những đề xuất không chỉ giúp ích cho cộng đồng tín hữu mình mà có thể giúp các Hội Thánh (HT) khác nhận biết thực trạng nếu như cộng đồng tín hữu tại địa phương mình cũng gặp điều tương tự. Tôi vừa đến nhóm ở một Hội Thánh Mỹ tuần qua hầu như những người lớn tuổi trong HT là những người chào hỏi nồng nhiệt nhất, thân tình nhất tạo cảm tưởng rằng tôi sẽ trở lại nơi này lần nữa … Vâng, văn  hóa tiếp đón không chỉ có trong HT mà bên ngoài cũng được áp dụng hiệu quả. Chẳng hạn tại các sân bay ở Hoa Kỳ đã mời những người về hưu đeo bảng tên nhân viên sân bay đứng ở chỗ đông người qua lại để chào đón và hướng dẫn mọi người cần sự trợ giúp. Điều này tạo sự thân thiện, mặt khác giúp đỡ khách hàng khi có cần tạo sự thuận lợi cho mọi người có được các thông tin cần thiết . Có một lần tôi suýt trễ chuyến bay nên cần phải hỏi đường đi đến ga xuất  phát gần nhất đễ đỡ mất thời gian di chuyển trong sân bay, may thay tôi gặp một bà nhân viên chỉ dẫn lớn tuổi và được bà hướng dẫn cặn kẽ . Dưới đây là bảng đánh giá mục vụ Hội Thánh ở mức độ nào .

  Chấp nhận (A) Acceptance An toàn (S)
Safety
Ca hai (B)

Both

Không hề
(Neither)
Tiếp đãi

– Khách lạ

– Thân hữu

– Tín hữu nơi khác dọn đến

 

þ

þ

 

   

 

 

þ

 
Ngôn ngữ

– Giao tiếp bằng lời nói.

– Thăm viếng chăm sóc

– Sự thông công
– Gây dựng

 

þ

þ

þ

 

 

 

 

 

 

þ

   
Thờ phượng

– Đời sống cá nhân với Chúa

– Sự hiệp một đoàn kết

– Sự dâng hiến

– Cá nhân chứng đạo.

þ

þ

þ

þ

   
Học tập

– Nhóm tế bào

– Nhóm theo ban ngành

– Áp dụng và thực hành.

– Chia sẻ lại cho người khác

þ

þ

 

 

 

 

þ

 

þ

 

Trong bảng đánh giá hầu hết là ở mức “chấp nhận” chiếm 2/3, phần còn lại là ở mức “an toàn” và ” cả hai” .
ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
Sự hiệu quả trong việc đáp ứng lòng hiếu khách với nhu cầu của giáo đoàn ở mức chấp nhận nghĩa là “có chứ không phải không có” . Điều này nói lên tinh thần hiếu khách ở mức chấp nhận được chứ không phải ở tầng mức an toàn (thường xuyên và liên tục) . Vậy yếu tố nào khiến cho hội chúng chỉ đạt ở mức “chấp nhận” mà không phải là “an toàn” ? Để đạt đến mức an toàn thì Hội Thánh cần những đề xuất nào ? sau đây là ba lý do mà tôi cho rằng tín hữu chú ý và thay đổi thói quen, quan niệm thường có trong cộng đồng đức tin.
1. Thói quen chơi theo từng nhóm
Trong trường học các học sinh có khuynh hướng chơi theo từng nhóm tùy theo nhu cầu sở thích, lứa tuổi. Đến khi trưởng thành và đi làm thì khuynh hướng đó cũng không thay đổi. Người ta chơi  theo nhóm trong công sở có cùng sở thích, nhu cầu. Ở bất cứ nơi đâu có tập thể là có những nhóm người hợp nhau theo sở thích, tính tình … Trong nhà thờ cũng không loại trừ điều này. Tuy nhiên nó sẽ trở thành điều bất lợi cho thân thể Đấng Christ bởi nó không đem cảm giác thân thiện ấm cúng cho một người mới bước vào nhà thờ . Thái độ lạnh nhạt thờ ơ của người lớn có thể ảnh hưởng đến những người trẻ và họ cũng cho đó là “văn hóa” của Hội Thánh thay vì nhiệm vụ của tất cả tín hữu trong HT là tiếp đón, chào mừng thăm hỏi người khác.  Thói quen chơi theo từng nhóm sẽ kéo theo việc ngồi theo từng nhóm, ngồi chỗ quen ngồi, đến nỗi trong các cuộc truyền giảng cũng chẳng có ai tiếp cận những thân hữu đến dự để giúp họ hiểu Phúc Âm và trợ giúp diễn giả trong giờ kêu gọi tin nhận Chúa.
Lòng ngại ngùng tiếp xúc với người lạ , không muốn làm phiền người khác, hay tự cho mình không có khả năng tiếp đón người khác … cũng là sự ngăn cản lòng hiếu khách được phát triển trong hội chúng.
Tiếp đã khách lạ và mến khách là văn hóa đẹp của người Do Thái xưa, như câu chuyện Áp-ra-ham tiếp đón ba vị khách thăm viếng mình (thật ra đó là ba vị thiên sứ – Sáng thế ký 18: 2-5) 2 Áp-ra-ham nhướng mắt lên, thấy ba người đứng trước mặt. Vừa khi thấy, bèn bắt từ cửa trại chạy đến trước mặt ba người đó, sấp mình xuống đất, 3 và thưa rằng: Lạy Chúa, nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ Chúa, đừng bỏ đi luôn. 4 Xin các đấng hãy cho phép người ta lấy chút nước rửa chân các đấng, và xin hãy nằm nghỉ mát dưới cội cây nầy. 5 Tôi sẽ đi đem một miếng bánh cho các đấng ăn vững lòng, rồi sẽ dời gót lên đường; vì cớ ấy, nên mới quá bộ lại nhà kẻ tôi tớ các đấng vậy. Rõ ràng điều đại triết gia Immanuel Kant nhận định trong trường hợp này rà rất chính xác “ mến khách là quyền của một người lạ không bị đối xử với thái độ thù địch khi người đó bước vào lãnh thổ của người khác.” Vậy tín hữu có thể luyện tập sự  mến khách như Áp-ra-ham đã nêu gương trong Thánh Kinh ? Tôi đề xuất cách áp dụng bài học về Áp-ra-ham tiếp đón ba vị khách thăm viếng mình cho tín hữu trong HT như sau:

  1. Hành động chạy đến và sấp mình xuống của Áp-ra-ham trước ba người khách nói lên tinh thần sẵn sàng tiếp đón, quí mến khách lạ viếng thăm. Tín hữu sẽ luyện tập về lòng tiếp đón những người đến nhà Chúa như đến chính nhà mình . Công việc tiếp đón là bổn phận của mỗi tín hữu chứ không dành cho người chuyên lo lễ tân hay người thuộc ban tiếp tân. Tôi thích chào đón những người lớn tuổi trong HT và coi họ như cha mẹ mình kính yêu. Điều này truyền đạt được cái “tâm” mà người được chào dễ dàng cảm nhận qua ánh mắt, nụ cười của người ban ra .
  2. Ngôn ngữ mà Áp-ra-ham sử dụng không chỉ là xã giao nhưng chứa đựng tấm lòng chân thành, không khách sáo “ nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ Chúa, đừng bỏ đi luôn.” Nếu tín hữu bị buộc phải tiếp đón hay chào đón những người đến nhà Chúa thì tôi nghĩ việc này có thể chỉ chạm đến cột “chấp nhận” chứ chưa thật sự “an toàn” . Bởi sự hiếu khách không thể bằng những lời khách sáo! Lời mời của Áp-ra-ham chứa đựng sự khẩn khoản hay mong đợi sự chú ý của ba vị khách lạ kia. Khi chúng ta chào đón hay tiễn đưa một tín hữu mới đến nhà thờ lần đầu chúng ta có khẩn khoản và bày tỏ mong ước họ sẽ trở lại lần sau không ? hay chỉ theo thông lệ là “chúng tôi vui vì bạn đã đến, hẹn gặp lại !”
  3. Không chỉ tiếp đãi bằng lời nói mà bằng hành động. Những người khách lần đầu đến với HT hay các tín hữu không chỉ chờ đợi sự tiếp đón nồng ấm mà còn cảm nhận được sự tiếp đãi của HT dành cho họ. Tôi tin rằng họ quan sát và thấy cách đối đãi, cách sinh hoạt của gia đình HT như thế nào để quyết định gia nhập hay trở lại nhóm vào lần sau. “Xin các đấng hãy cho phép người ta lấy chút nước rửa chân các đấng, và xin hãy nằm nghỉ mát dưới cội cây nầy” sự chăm sóc hầu hạ của Áp-ra-ham để mong sự chúc phước của khách lạ khiến tôi suy gẫm về phước hạnh mà HT nhận được khi tiếp đó một người mới đến đó là người ấy sẽ trở nên con cái Chúa (nếu là người chưa tin) , người ấy sẽ trở lại (nếu mà một tín hữu vãng lai), người ấy sẽ trung tín ở trong nhà Chúa và trở thành người tiếp đón kẻ khác bởi họ đã nhận được sự tiếp đón tốt bằng hành động , lời nói, cách sống của tín hữu.
  4. Sự mến khách là quan tâm đến nhu cầu của người khác. Tôi học được tin thần mến khách của người Hàn Quốc, họ chia thành từng nhóm trong khu vực mình sống hay là một vài cá nhân đi đến những hộ neo đơn cần giúp đỡ. Từ đó tín hữu tiếp cận bằng cách giúp các bà các chị amang đồ nặng, xách giỏ khiêng nặng phụ mang vào nhà thậm chí từ vài ngày đến vài tuần một cách rất tự nhiên cho đến khi tình bạn bắt đầu nảy nở giữa họ. Câu chuyện Phúc Âm đã bắt đầu được chia sẻ từ đây và HT có được thêm những người được cứu vào. Sự mến khách không chỉ diễn ra tại cổng nhà thờ vào đến trong mọi sinh hoạt, nay đã vươn ra tầm xa khỏi khuôn viên nhà thờ. Áp-ra-ham đã nói cùng ba vị khách lạ rằng :” Tôi sẽ đi đem một miếng bánh cho các đấng ăn vững lòng, rồi sẽ dời gót lên đường; vì cớ ấy, nên mới quá bộ lại nhà kẻ tôi tớ các đấng vậy” . Ông quan tâm đến nhu cầu của người khác như chính nhu cầu của mình.

Vậy thói quen sinh hoạt co cụm theo từng nhóm cần phải cất đi khi đã bước vào cộng đồng HT , cộng đồng đức tin để xây dựng mối thôi công giao hảo với tất cả các chi thể trong thân Đấng Christ .

  1. Không phải là tinh thần tự nguyện tiếp cận
    Các nhà lãnh đạo cũng đã làm hết mình trong sự khuyên lơn tín hữu phải thực hành sự xã giao, tiếp đón ân cần người mới. Điều này cũng có ảnh hưởng trong hội chúng ngay sau lời khuyên lơn nhưng mọi người chỉ đạt đến ở mức trách nhiệm chứ không phải thật lòng. Thường thì tinh thần tự nguyện cùng với những kỹ năng sẽ đem lại kết quả tốt. Như vậy lòng hiếu khách có phải là tính cách tự nhiên của con người hay là sự rèn tập mà có ? giáo dục mà có ? hay do ảnh hưởng của một cộng đồng Cơ Đốc mà có ?  Liên hệ đến Amos Yong trong cuốn sách của ông “Lòng hiếu khách và người khác”, thừa nhận, “nhiều thứ tiếng và nhiều hoạt động của Thánh Linh của Đức Chúa Trời là phương tiện mà qua đó lòng hiếu khách của Thiên Chúa được mở rộng thông qua các hội thánh với thế giới …” Tôi nghĩ Amos Yong đã đưa ra một đề xuất cho cả ba câu hỏi tôi vừa nêu : đó là yếu tố Thánh Linh của Đức Chúa Trời . Nhớ lại Hội Thánh thời Công Vụ Sứ Đồ lòng dạn dĩ và lòng hiếu khách đã xuất hiện qua các hoạt động của Hội Thánh trong và sau ngày lễ Ngũ Tuần khi các môn đồ nhận được sự đầy dẫy Đức Thánh Linh , họ được thay đổi từ chỗ nhút nhát, sợ hãi thành dạn dĩ; từ chỗ ích kỷ nên rộng rãi . Văn hóa Do Thái vốn đã hiếu khách và tiếp đón khách lạ , nay có sự tác động của Đức Thánh Linh đã khiến cho số người tin Chúa ngày càng thêm như đã chép ” Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm” (Công Vụ 5:14 ; 6:7; 9:31; 16:5) . Vậy nếu một người được tái sanh, nhờ cậy Đức Thánh Linh để được biến đổi, có động lực ảnh hưởng người khác và đem người chưa tin trở về với Chúa. Hình ảnh này ta có thể thấy trong bất kỳ hội chúng nào. Để giải quyết thực trạng trong HT về tinh thần chưa muốn tiếp cận , ngại tiếp cận thì tín hữu cần phải học cách để Đức Thánh Linh làm việc qua đời sống mình.

Đề xuất của tôi cho phần 2 này là mục sư cho hội chúng học sách Công Vụ với sự chú trọng về cách tiếp cận, lòng tiếp đãi, tinh thần tiếp cận dạn dĩ của tín hữu HT đầu tiên với các đối tượng chưa tin. Nhấn mạnh vai trò và công tác của Đức Thánh Linh trong việc đồng công cùng HT để mở mang vương quốc của Chúa. Ngày nay tín hữu thường làm việc “độc lập” với Đức Thánh Linh tay vì để Ngài biến đổi đời sống và hướng dẫn. Đức Thánh Linh giúp cho HT đầu tiên chấp nhận tất cả mọi đối tượng bên ngoài HT để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Ngày nay tín hữu cần loại bỏ thành kiến, phân biệt đối xử với nhau . Công Vụ 6 ký thuật về việc lập chức phó tế khi mà người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ, vì những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày. (câu 1) Để chọn những người vào vị trí phó tế , họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:” Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho.” (câu 3) sự đầy dẫy Đức Thánh Linh được nhắc đến ở đây là “phương tiện” như điều Amos Yong đã nói để qua đó lòng hiếu khách của Thiên Chúa được mở rộng thông qua các hội thánh với thế giới.  Tinh thần của HT đầu tiên không thể qua bởi HT đầu tiên đã nhờ cậy Đức Thánh Linh để mở mang vương quốc Chúa bằng tình yêu thương và quyền năng.
Công vụ đoạn 3 nêu sự tiếp cận của hai sứ đồ Giăng và Phi-e-rơ với người què lúc sanh ra ngồi tại cửa Đẹp để ăn mày những người vào đền. Phi-e-rơ với Giăng ngó chăm người, rồi nói rằng: Hãy nhìn xem chúng ta (câu 4) . Hai sứ đồ đã tiếp cận người què , giúp ông ấy tập trung vào điều có ích cho thân thể ông ta và người què đã được chữa lành bởi đã tin vào lời tuyên bố năng quyền bởi danh Chúa Giê-xu. Hai sứ đồ đã đem Phúc Âm ra thế giới bên ngoài cộng đồng những người được tái sanh. Nhờ phép lạ này mà HT càng có thêm người bước vào. Tinh thần tự nguyện tiếp cận này đáng để tín hữu ngày nay học hỏi và duy trì trong HT. Tôi nghĩ muốn trở nên dạng dĩ, yêu người để tiếp cận người khác thì chính mình cận được Đức Thánh Linh biến đổi mình trước . Nếu không chịu để Đức Thánh Linh biến cải và tác động thì mọi hoạt động chỉ là sự nổ lực tạm thời.
3. Ngôn ngữ tàn phá thay vì xây dựng
Trong Hội Thánh nơi tôi hầu việc Chúa có một người có lòng sốt sắng xây dựng HT và sẵn sàng đóng góp sức lực, dâng hiến cho cơ sở vật chất của nhà thờ. Tuy nhiên anh ta thường gây gỗ với hầu hết các nhân sự HT , thậm chí cả mục sư anh ta không không chừa. Theo sự suy nghĩ của tôi ngoài tính cách cá nhân phải giữ cho thình mình ăn ở hiền hòa, đạo đức Cơ Đốc cần  phải có. Điều nên trao dồi là kỹ năng trong giao tiếp. Vấn đề kỹ năng có thể rèn luyện và trau dồi để trang bị cho một người trong sự hầu việc Chúa và chinh phục được nhiều đối tượng về cho Chúa chứ không phải để “tiễn” các đối tượng mình không thích phải rời khỏi Hội Thánh.

Trong bảng đánh giá mục vụ Hội Thánh của tôi có liệt kê bốn điều liên quan đến mục vụ chăm sóc gây dựng đời sống tín đồ: Giao tiếp bằng lời nói; Thăm viếng chăm sóc; Sự thông công; Gây dựng. Hội Thánh nơi tôi hầu việc Chúa ngày trước  làm được phần này nhưng chỉ ở mức độ chấp nhận cần phải phấn đấu để đạt đến mức độ an toàn. Thực tế trong hội chúng có những người đột nhiên không đi nhóm , bỏ nhóm. Tìm hiểu nhóm đối tượng này đa số là do vấp phạm trong mối thông công những tín hữu trong Hội Thánh. Đôi khi một thông tin bị diễn giải sai nội dung dẫn đến hiểu lầm, mếch lòng nhau. Thời buổi hiện đại này đa số người dùng điện thoại thông minh và dùng tin nhắn (text) qua lại . Các tin nhắn không biểu cảm được mà chỉ hiển thị nội dung nhưng khó diễn đạt cảm xúc dẫn đến hiểu lầm ngộ nhận. Tôi cho rằng ngôn ngữ chiếm vai trò lớn trong tất cả các sinh hoạt và mối thông công hàng ngày và các mối bất hòa hay giao hảo cũng từ đây. Mặt khác việc chăm sóc và gây dựng ngoài yếu tố được Chúa ban ơn cũng cần phải được trang bị cần thiết cho sự hầu việc Chúa. Ở một HT Việt Nam tại Mỹ tôi có nghe câu chuyện một nhân sự trong ban chấp hành được cử đi thăm viếng tín hữu với mục đích mời cả gia đình hai vợ chồng và con cái tham gia sinh hoạt HT Việt Nam (vì gia đình này đang nhóm tại một nhà thờ Mỹ). Tuy nhiên khi biết được hiện tại gia đình này đang sinh hoạt tại một Hội Thánh Mỹ, vị nhân sự đã hỏi một câu ” thưa cô, bộ gia đình muốn đi nhóm nhà thờ Mỹ là để học tiếng Mỹ phải không ?” . Anh ta chưa tìm hiểu lý do vì sao gia đình trên không đi nhóm nhà thờ Việt Nam (chắc chắn là có nhiều lý do) mà cũng có thể đó là câu hỏi mà anh muốn “tiếp cận” gia đình đó. Tuy nhiên câu hỏi mang tính phán đoán gây phản cảm với gia đình tín hữu khiến cho họ từ chối tiếp xúc với anh ta vào những lần sau. Trường hợp này anh nhân sự cần phải học cách tiếp cận, giao tiếp qua ngôn ngữ khôn ngoan hơn. Nếu không được trang bị thì mọi nổ lực có tể tàn phá một mối quan hệ lâu dài.
Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.” (Cô-lô-se 4:6) . Nêm thêm muối có nghĩa là “tế nhị” theo cách dùng của người ngoại. Ở đây nói về cách ăn nói không nặng lời hay nhạt nhẽo nhưng lý thú và khéo chọn. ” Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ” ( 1Phi-e-rơ 3:15) sứ đồ Phi-e-rơ dặn rằng tín hữu phải có lời đáp thích hợp, hiền hòa và kính sợ. Bấy nhiêu tôi nghĩ cũng phải mất một đời để luyện tập để sống ảnh hưởng và kết quả. Soong Chan-Rah trong cuốn Many Colors định nghĩa hiếu khách theo cách này, “Lòng hiếu khách cung cấp các cổng kết nối giữa các nền văn hóa khác nhau và có thể được thể hiện qua thực phẩm, ngôn ngữ giao tiếp, phong cách thờ phượng, và nhiều hơn nữa.” trong đó ngôn ngữ là một trong bốn yếu tố để xây dựng lòng hiếu khách.

Trương  Hoàng Giang Đông

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.