Kỷ yếu của Ân Điển

image.png

KỶ YẾU CỦA ÂN ĐIỂN

Rô-ma 5:1-11

Chồng tôi và tôi có một kinh nghiệm đặc biệt khi bán căn nhà đầu tiên của mình. Đó là một căn nhà lớn, nhưng vì được xây dựng từ năm 1940 nên có vài vấn đề. Một số người đến xem nhưng họ không thật sự muốn mua.

Một hôm, qua “một người bạn của một người bạn”, một phụ nữ gọi đến và nói rằng cô bằng lòng mua nhà với giá mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi nói với cô về những vấn đề của căn nhà và mời cô đến xem nhà, nhưng cô nói rằng cô không cần xem nhà, cũng không cần cho người khác đến xem rồi báo cáo lại. Cô nói rằng cô là nhà địa ốc và cô sẽ giải quyết những vấn đề giao dịch giấy tờ cho chúng tôi. Không cần phải nói, chúng tôi mừng quá đỗi. Theo như thời điểm sắp xếp, chúng tôi đến, ký một vài giấy tờ và ra về với tờ séc trong tay. Đó là giao dịch ân điển.

Giống như nhà kinh doanh địa ốc này, Đấng Christ đã giải quyết mọi sự cho địa vị đời đời của chúng ta mà chúng ta không cần phải làm bất cứ đều gì để cải thiện tình trạng của chúng ta. Chúa chịu chết thay chúng ta “khi chúng ta còn là người có tội” (c.8) – trong khi chúng ta vẫn ghen ghét người hàng xóm của chúng ta, gian dối với người bạn đời của chúng ta, gian lận trong vấn đề thuế, lạm dụng và không kỷ luật thân thể chúng ta. Nền tảng của chúng ta bị rạn nứt, nhưng Chúa yêu chúng ta và chấp nhận chúng ta theo như tình trạng của chúng ta. Như một nhà bình luận nói, đây là điều rõ nhất đã được tuyên bố “Ta yêu con”.

Nhưng chúng ta hãy xem lại vấn đề một chút. Chúng ta không chỉ được đảm bảo về sự cứu rỗi cho đến đời đời, mà chúng ta còn có nhiều điều để trông đợi ngay trong đời này. Chúng ta có sự bình an trọn vẹn với Đức Chúa Trời (c.1) và được bao phủ bởi ân điển của Ngài (c.2). Bởi cớ Đấng Christ nên chúng ta có hy vọng ngay trong hoạn nạn, và điều đó cho chúng ta lý do để vui mừng (c.2-3). Vì sao? Vì sự hoạn nạn sanh sự chịu đựng, điều làm cho tính cách của chúng ta được trưởng thành, và mang đến hy vọng cho chúng ta (c.3-4). Hãy nghĩ đến những người mà bạn biết rõ, hay những Cơ đốc nhân nổi tiếng, ai trong số họ không phải chịu hoạn nạn, đau khổ? Nhưng khi đối diện với những điều đó họ có thái độ thế nào? Lo lắng và yếu đuối, hay mạnh mẽ mà trung tín.

Mới đây chúng tôi lái xe ngang qua căn nhà cũ của mình. Sân cỏ đã xanh tươi; màu sơn mới; một giỏ hoa kiểng treo ở hành lang. Căn nhà của chúng tôi đã được thay đổi. Cũng như vậy, Đức Chúa Trời là Đấng “tuôn đổ tình yêu Ngài vào lòng chúng ta qua Đức Thánh Linh” thay đổi đời sống chúng ta bởi ân điển Ngài.

Lạy Cha, ân điển của Ngài dư dật cho tất cả mọi người nhưng con lại ích kỷ khi con cần phải chia sẻ điều đó với người khác. Xin giúp con tha thứ người khác vô điều kiện như Ngài đã tha thứ cho con. Con muốn bày tỏ tình yêu của Ngài cho những người khác qua mọi việc con làm. Xin ban cho con sức mạnh và cơ hội trong ngày hôm nay. Con cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. Amen.

Hôm nay, hãy có một quyết định để trở thành người ban cho ân điển. Hãy để cho sự quyết tâm hướng dẫn bạn, hãy để một lời khó nghe qua đi bằng cách không quan tâm đến nó. Thật là khó có thể dằn sự kiêu ngạo của chúng ta xuống trong những tình huống như thế, nhưng mười một câu Kinh Thánh vừa cho chúng ta nhiều lý do để vui mừng và có cái nhìn vượt lên trên những điều thuộc về thế gian. Hãy ban cho một phần trong những gì bạn đã nhận được. Hãy bày tỏ tình yêu của Đấng Christ cho những người xung quanh bạn ngay hôm nay. 

Ân điển không phải là một khái niệm dễ hiểu và dễ chấp nhận trong đời sống chúng ta. Chúng ta đón nhận được ân điển nhưng lại có xu hướng ích kỷ với người khác.

Chỉ khi tôi sống trong dòng suối ân điển của Đức Chúa Trời, tôi mới có thể tìm thấy linh lực để bày tỏ ân điển đó cho người khác (Philip Yancey). 

DL

image.png

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.