“Sao Ngài lại làm cho tôi tớ Ngài buồn?” Dân Số Ký 11 : 11
Cha chúng ta trên trời thường đưa hoạn nạn đến để thử đức tin chúng ta. Nếu đức tin chúng ta có chút giá trị, nó sẽ đứng vững sau cuộc thử nghiệm. Những đồ vật mạ vàng rất sợ lửa, nhưng vàng ròng thì không; bột kim cương rất sợ phải va chạm với kim cương, nhưng ngọc thật chẳng bao giờ sợ va chạm ấy. Người có đức tin ít ỏi, nghèo nàn, chỉ có tự tin cậy Đức Chúa Trời khi bạn bè còn đối xử tử tế, trung thành với mình, lúc thân thể người ấy còn khỏe mạnh, công việc làm ăn còn thuận lợi; nhưng chính đức tin thật mới giữ trung tín được với Chúa khi bị bạn bè đều xa lánh, thân thể gặp yếu đau, bị mất tinh thần và ánh sáng của mặt Cha chúng ta bị che khuất.
Đức tin nào khi gặp hoạn nạn đau đớn nhất, nhưng vẫn còn có thể nói:“Dẫu Chúa giết tôi, tôi cũng còn nhờ cậy nơi Ngài”, là loại đức tin vốn có do trời sanh ra. Chúa làm buồn, đem hoạn nạn đến cho tôi tớ Ngài là để chính Ngài được tôn vinh, vì Ngài được tôn vinh cả thể do các ân tứ của các con cái Ngài, là công việc do chính tay Ngài tạo ra. Khi “sự thử thách sanh ra sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh ra kinh nghiệm và kinh nghiệm sanh hi vọng”, thì Chúa được tôn vinh vì sự lớn lên của các đức hạnh ấy. Nếu những sợi dây của cây đàn cầm không bị chạm tới, chúng ta chẳng bao giờ nghe được tiếng nhạc; nếu trái nho không bị ép trên bàn, chúng ta cũng chẳng bao giờ được thưởng thức nước nho; nếu nhục quế không bị nghiền tán, chúng ta cũng chẳng bao giờ khám phá được mùi hương dịu dàng của loại dầu ấy; nếu than không bị liêu hao chúng ta sẽ chẳng bao giờ dược sưởi ấm. Chúng ta sẽ nhận ra sự khôn ngoan và quyền năng của Đấng Tạo Hóa khi các vật dụng do lòng nhơn từ Ngài chế tạo qua khỏi cơn thử lửa mà Ngài cho phép xảy đến cho chúng.
Những hoạn nạn hiện tại cũng nhầm nâng cao niềm vui tương lai. Trong một bức tranh, chính những bóng tối làm nổi bật những chỗ sáng. Nếu chúng ta không hề biết đến sự rủa sả dành cho tội lỗi và những khổ đau của trần gian, thì có thể nào thưởng thức được những phước hạnh cao cả của thiên đàng chăng? Phải chăng sau cơn chiến tranh thì hòa bình mới êm ái, ngọt ngào hơn và sau thời gian lao khổ, sự nghỉ ngơi sẽ được chào đón nồng nhiệt hơn? Phải chăng kỳ ức về đau khổ quá khứ luôn luôn tăng cường phước hạnh của kẻ được tôn cao? Chúng ta còn rất nhiều câu trả lời hay ho khác cho vấn để chúng ta đã nêu ra cho bài suy gẫm ngắn ngủi này; mong rằng chúng ta sẽ cứ nghiền ngẫm chúng cả ngày nay.
MS. Charles Spurgeon