Như đã nghiên cứu trong các nhiệm vụ trước, người lãnh đạo nào cũng có những mặt tối, bóng mờ đàng sau chức vụ. Những mặt tối luôn ảnh hưởng đến sự lãnh đạo , thậm chí ảnh hưởng đến cộng đồng đức tin ở mức độ nào đó mà đôi khi chính người lãnh đạo cũng không nhận ra cho đến khi học tập và nghiên cứu về “sức khỏe của Hội Thánh” mà môn học này bàn đến. Tinh thần tự mãn, tự đại có thể ngăn cản một người nhận ra mảng tối của mình, hoặc không thấy cần thiết để sửa đổi, điều chỉnh . Để giảm thiểu mặt tối cần phải có kế hoạch :
[1] Học cách chinh phục mặt tối
Trong những phần trước đã nói đến những mặt tối của người lãnh đạo là gì. Đó là những nguyên nhân khiến cho người lãnh đạo trở nên nhạy cảm hơn khi bị từ chối, thất bại, có xung đột trong chức vụ với người khác, bị xúc phạm, cảm giác không được quan tâm, tôn trọng . Do vậy học cách chinh phục những mặt tối sẽ giúp người lãnh đạo hoàn thành công tác mà Chúa giao phó, cần nhận diện các dạng đặc tính của mỗi người lãnh đạo như sau:
1.1 Những nguy hiểm của mặt tối đối với người lãnh đạo cưỡng bức ( the compulsive leader) là môi trường hợp pháp, tự mình công chính; chủ trương chủ nghĩa công việc, kiệt sức ;
Muốn kiểm soát điều này dễ dẫn đến xa lánh và nổi dậy của đồng nghiệp.
1.2 Những nguy hiểm của mặt tối đối với người lãnh đạo tự yêu mình ( the narcissistic leader) : khai thác tài nguyên hay sức lực của người khác, sử dụng người cho mục đích riêng của mình. Có thể rơi vào tình trạng hành vi bất hợp pháp, phi đạo đức.
1.3 Những nguy hiểm của mặt tối đối với người lãnh đạo hoang tưởng (the paranoid leader) : Ở trong trạng thái từ chối liên tục các sự hợp tác, thông công cá nhân với đồng lao, phụ tá, cộng sự (vì nghi ngờ) ; Mất lòng tin sâu sắc ; Ở trong tình trạng “chiến tranh” giữa các bên liên tục.
1.4 Những nguy hiểm của mặt tối đối với người lãnh đạo độc lập (the codependent leader) : người có thể đáp ứng mọi nhu cầu khác trong khi bỏ qua gia đình và nhu cầu của chính họ; Hậu quả là sự kiệt sức, ly hôn, ngoại tình, bệnh tật .
1.5 Những nguy hiểm của mặt tối đối với người lãnh đạo lãnh đạo có tính công kích thụ động (the passive aggressive ) : Có thể tạo bùng nổ không kiểm soát được; Có những hành vi kỳ lạ, thất thường.
Là người lãnh đạo khi nhận ra mặt tối thì cần phải vượt qua. Xin Chúa giúp tôi để nhận biết lý do những mặt tối xuất hiện đã thúc đẩy ảnh , hưởng đến sự lãnh đạo của mình thế nào. Cách chinh phục mặt tối sau khi nhận diện những mặt tối của mình và dâng lên cho Chúa. Ngài là sức mạnh để ta vượt qua, để chinh phục những thất bại ” Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” ( 1 Cô 15:57). Nhận biết chỉ có Đấng Christ mới làm thỏa mãn những khát vọng và đáp ứng nhu cầu chúng ta mà thôi ” nhưng Đấng Christ là mọi sự và trong mọi sự.” (Cô-lô-se 3:11) . Biết Đức Chúa Trời là Đấng bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự tấn công, cho nên chúng ta không cần phải làm điều đó cho chính mình. Tôi học biết rằng không cần phải chịu ảnh hưởng hay bị chi phối bởi thái độ vui mừng, buồn giận của người khác bởi Đức Chúa Trời là Đấng quan trọng hơn những điều ấy.
[2] Nhận biết mặt tối của mình.
Vua David sau khi phạm tội ngoại tình và sát nhân cho đến một năm sau đó ông mới thật sự thừa nhận tội lỗi của mình (2 Sa-mu-ên 12:13,14) . Trong khoảng thời gian đó David vẫn cai trị , vẫn là một vị vua thuộc linh yêu mến Đức Chúa Trời và không có điều gì xáo trộn cuộc sống của ông duy việc ông đối diện với mặt tối của mình. Ông có quyền lý luận trong thẩm quyền cai trị của một vị vua thì có quyền ban cho hoặc cất đi. Trong việc này ông có dàn xếp với Giô-áp để đẩy U-ri chồng của Bát-sê-ba vào chỗ chết một cách “hợp lệ”. Sau đó ông được quyền lấy vợ của người đã khuất . Việc làm này trước mặt dân sự chẳng có gì là sai trái. Tuy nhiên mặt tối của David đó vẫn tồn tại tội sát nhân và tà dâm. Đến khi Na-than xuất hiện và bày tỏ mảng tối của David thì ông mới thật sự nhận biết đó là tội mà ông cần phải giải quyết, phải trả giá.
Tương tự ngày hôm nay sự đồng công của Đức Thánh Linh trong chức vụ là điều chắc chắn. Ngài thường chỉ dẫn , hướng dẫn và cáo trách những yếu kém. Tôi tin rằng khi mình ăn năn và xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời điều mà Thánh Linh bày tỏ chỉ dẫn thì sẽ giúp thoạt khỏi mặt tối của chức vụ.
Một thực tế khác nữa thường người ta đổ cho những lỗi lầm, thất bại, nan đề xảy ra là do ma quỷ , quyền lực tối tăm quấy phá, thuộc linh hóa vấn đề như trận chiến thuộc linh, do kẻ thù tấn công mà phần đông không nhìn nhận là do mình yếu kém, do sai phạm của chính cá nhân mình. Đổ lỗi cho người khác là dấu hiệu lãnh đạo không dám đối diện với mặt tối của mình (do sợ mất uy tín, mất danh dự, mất mặt) . Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu thì mặt tối của nhân cách chúng ta là kết quả của sự phát triển bình thường của con người – tất cả chúng ta đều giống nhau. Vì vậy đừng đổ cho bất kỳ lý do nào. Mặt tối có thể được ngụy trang thành một phước hạnh trước mắt mọi người, duy Đức Chúa Trời là Đấng ở ngay tại điểm yếu đuối nhất của chúng ta để quan sát ! cho nên tôi chọn cách sống minh bạch trước mặt Đức Chúa Trời.
[3] Kiểm tra quá khứ
Các vấn đề trong hiện tại mà mặt tối phản ảnh có thể là kết quả của những kinh nghiệm cuộc sống đã trải qua trong quá khứ. Đó có thể là sự ngược đãi, lạm dụng, bị đối xử bất công, bị ức hiếp, thất bại trong cuộc sống … nó vẫn còn là nỗi ám ảnh đeo bám một người ở hiện tại nhưng ở dạng tiềm ẩn bên trong . Người như vậy thường nuôi những khát vọng, ước muốn thành công nhưng thường không đạt đến mục đích . Tôi thực hành sự tha thứ cho bản thân và quá khứ về những điều như vậy . Bởi biết rằng nếu không tha thứ cho quá khứ thì nó sẽ trở thành của ngỏ để ma quỷ bước vào đời sống với đầy sự thù hận, nghi ngờ, ích kỷ và đầy cạnh tranh . Một người lãnh đạo cần phải học tập sự thương xót và tha thứ, chính mình phải là đối tượng đầu tiên để được thực hành.
Tôi có biết một người nhân sự hầu việc Chúa năng nổ, sốt sắng, nhiệt tình nhưng rất nhạy cảm và ưa giận hờn. Anh ta luôn tìm cách để gây sự với những người trong Hội Thánh. Điều này làm cho sự hầu việc Chúa của anh ấy không đạt hiệu quả trọn vẹn. Tôi tìm hiểu trong qua khứ lúc còn nhỏ thường bị ngược đãi, ăn hiếp bởi những người lớn, ngay cả những người đồng tuổi . Bởi lúc bấy giờ ở Việt Nam sau 1975 xảy ra tình trạng khinh ghét con lai và những đứa con như vậy dễ bị ngược đãi, làm trò cười và kỳ dị trong mắt mọi người. Trong trường hợp này tôi đề xuất việc giúp đỡ anh ta bằng cách giúp anh nhìn nhận quá khứ, tha thứ cho quá khứ là hình thức đối mặt với mặt tối của mình.
[4] Những kỳ vọng áp đặt
Trong sự hầu việc Chúa một người có có thể đối mặt với những kỳ vọng áp đặt trở nên một áp lực nặng nề . Khi đối diện với loại áp lực thế này cần phải có lời Chúa để phân tích đó có phải là điều Kinh Thánh dạy hay con người ? áp lực công việc là do trọng thành tích hay vì chúng đến cùng lúc quá nhiều ? một số kỳ vọng mà người ta chất lên người lãnh đạo chẳng qua là truyền thống lễ nghi (giáo hội hay văn hóa bản địa) tạo nên những áp lực cùng những áp đặt , những tiêu chuẩn của nó không được Thánh Kinh hỗ trợ. Trong khi Thánh Linh Đức Chúa Trời là sự tự do không bị ràng buộc hay áp đặt bởi luật lệ . Chắc chắn chúng ta phải sống có trật tự và cũng chính Thánh Linh giúp cho sự trật tự đó. Tuy nhiên người lãnh đạo cần phải thoát những kỳ vọng có tính áp đặt bởi chúng cướp mất sự tự do và trói buộc.
Lấy đơn cử vấn đề thanh niên (thế hệ thứ hai sinh ra và lớn lên ở Bắc Mỹ) trong bối cảnh bạn trẻ sinh hoạt trong gia đình gốc Việt, nhóm trong Hội Thánh Việt Nam luôn xảy ra những xung đột về văn hóa. Các mục sư được mời hướng dẫn các em thường là người Việt và nói tiếng Mỹ (phải am hiểu văn hóa người Việt) để dạy dỗ các em “hội nhập” và giữ văn hóa Việt trong Hội Thánh. Tuy nhiên kết quả chung thông thường theo thống kê thì lứa tuổi sau trung học và tốt nghiệp cao đẳng, đại học thường bỏ nhóm tức là không tiếp tục sinh hoạt với HT Việt sau khi các em tốt nghiệp ở trường (do đã tự lái xe và không còn lệ thuộc cha mẹ) . Từ kết quả này các nhà thờ khi mời mục sư thanh niên thì họ thường tạo kỳ vọng áp đặt cho lãnh đạo thanh niên thay vì giúp cho mục vụ, hợp tác với lãnh đạo thanh niên trong việc xây dựng thế hệ mới này lớn mạnh theo khải tượng và sứ mệnh mà người có trách nhiệm đưa ra .
[5] Nhận biết về bản thân để tìm những phương pháp khắc phục mặt tối
a. Sự suy gẫm lời Chúa như sự soi gươngg để biết mặt tối của đời sống. Phải có kỷ luật đọc lời Chúa cho chính mình. Nhờ đó mới nhận diện con người mình khi “soi gương”
b. Tĩnh nguyện thường xuyên. Cần lắm thời giờ này cho chính mình, bỏ qua một bên chức vụ, công tác mục vụ , những bận rộn thường ngày để tự soi bản thân : tại sao sự tăng trưởng cách luộm thuộm ? mình đã bỏ bê điều gì ? Mối liên hệ nào là quan trọng nhất đối với tôi ? Chúa đã phán điều gì và Ngài muốn tôi dẫn dắt dân sự như thế nào ?
c. Đọc thêm tài liệu, sách của những lãnh đạo thuộc linh viết. Bởi họ là những người đi trước và được Chúa ban ơn .
d. Ghi xuống giấy những vấn đề xảy ra bên trong chúng ta như một nhật ký lãnh đạo, chúng bao gồm : những nỗi sợ hãi, những động cơ, sự bất an, những cảm xúc khác (có thể diễn tả) , đó chính là những gì xảy ra bên trong nên chúng ta có thể thành thật với chính mình.
Có thể nói thêm trong kinh nghiệm của tôi, người phối ngẫu của mình là người tốt nhất để nhận ra những mặt tối (rất chính xác) . Người dám nói thật để xây dựng chức vụ tôi thành công. Tôi thấy cá nhân nào thi hành chức vụ và lãnh đạo một cách cô đơn, thậm chí có thể trở nên độc tài bởi vì chỉ có ta với mình ta , đây là xu hướng dễ xảy ra khi một người mang nặng tư tưởng Khổng & Lão giáo , hủ bại không cầu tiến khi hạ thấp vai trò của người phụ nữ, hay nói cách khác là không xem trọng vai trò của người phối ngẫu trong đời sống chức vụ hầu việc Chúa như người giúp đỡ, cùng cầu nguyện, cưu mang gánh vác công việc Chúa với mình.
[6] Nhận biết vị trí của mình trong Đấng Christ
Giá trị của tôi không phụ thuộc vào những gì mình đang có, vị trí, danh diệu, thành tích hay sức mạnh. Nguồn giá trị lớn nhất mà Chúa gọi tôi vào vị trí lãnh đạo đó là sự nhận biết rằng Chúa đã kêu gọi và được xưng công nghĩa trong Đấng Christ. Bởi ngay trên đất nếu tôi phải đối diện với thực trạng nào thì tại trong Đấng Christ đã có giản pháp như bảng dưới đây:
Thực trạng của tôi trên đất này : | Vị trí của tôi trước mặt Đức Chúa Trời : |
Xác thịt | Thiêng liêng trên trời |
Vật lý | Thuộc linh |
Dẫn đến sự chết | Bước đến sự sống đời đời |
Người cũ, xác thịt, bản tính tự nhiên | Người mới, tạo vật mới, bản tính thiên đàng |
Bị đoán phạt | Được xưng nghĩa |
Cảm giác tội lỗi | Được tha thứ |
Người của A-đam | Người trong Đấng Christ |
Đây là sự nhận biết rất quan trọng chẳng những người lãnh đạo cần có mà còn hướng dẫn dân sự Chúa vào lời hứa và sự tự do. Bởi nếu người lãnh chưa từng trải và nếm biết vùng đất mình mơ ước thì không thể dẫn dắt dân sự Chúa vào nơi phước hạnh được – sự nhận biết giá trị mình trong Đấng Christ là thể nào.
Mục sư David Dong
.