Anh chị em muốn để lại tiếng gì?
Dr. Denison
Kathie Lee Gifford là một trong những Cơ Đốc nhân dạn dĩ, thẳng thắn nhất trong giới truyền thông hiện nay. Bà cũng là bạn thân của Tiến sĩ Billy Graham, và cả gia đình bà đã tiếp nhận Chúa qua lời chứng của ông.
Bà cho biết bà có thuốc chữa bệnh nan y cho linh hồn, và Ngài có một danh xưng, đó chính là Chúa Giê-su. Tiến sĩ Graham sẽ rất vui mừng vì bà đã sử dụng chuyến trở vê nhà của mình – để dẫn dắt nhiều người đến với Đấng Cứu Rỗi của ông. Làm thế nào để chúng ta có thể noi gương của Lee?
Billy Graham tiếp nhận Chúa năm 1934 tại một buổi bồi linh Mordecai Ham. Cũng trong năm đó, cha ông đã tổ chức một buổi cầu nguyện ở trang trại gia đình. Một trong những người tham dự tên là Vernon Patterson, đã cầu nguyện rằng trong số những người ở Charlotte, nguyện xin Chúa sẽ dấy lên ai đó để rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất.
Là một nhà truyền giáo đã nổi tiếng năm 30 tuổi, Graham gặp khủng hoảng đức tin. Liệu nhà truyền giáo có thật tin Kinh Thánh là lời hằng sống của Đức Chúa Trời? Bạn của Graham là Chuck Templeton và một số người khác đã gieo rắc những nỗi nghi ngờ trong lòng ông. Trong quyển tự thuật đời mình, Just As I Am, ông kể lại câu chuyện về những gì đã xảy ra sau đó.
Ông đã đi bộ dưới ánh trăng huyền ảo của dãy núi San Bernardino, California. Ông quỳ gối trong rừng, mở Kinh thánh và đặt nó trên một gốc cây trước mặt. Graham đã cầu nguyện: Ôi Chúa! Có rất nhiều điều trong cuốn sách này con không hiểu thấu. Có rất nhiều vấn đề mà con không có giải pháp. Có rất nhiều điều dường như mâu thuẫn. Có một số lĩnh vực trong đó dường như không phù hợp với khoa học hiện đại. Con không thể trả lời một số câu hỏi có tính cách triết học và tâm lý học mà Chuck và những người khác đang nêu ra.
Cuối cùng, Billy có thể nói: Thưa cha, con sẽ chấp nhận đây là Lời Hằng Sống của Chúa – bằng đức tin! Con bằng lòng cho phép đức tin vượt xa hơn những thắc mắc và nghi vấn trí tuệ, và con sẽ tin rằng đây là Lời mặc khải của Ngài. Anh tiếp tục: Khi tôi đứng dậy từ Forest Home vào tối tháng 8 năm đó, mắt tôi bị cay sè vì những giọt lệ. Tôi cảm nhận được sự hiện diện và năng quyền từ Thiên Chúa mà tôi đã không cảm nhận được trong nhiều tháng qua. Không phải tất cả các thắc mắc của tôi đã được giải đáp nhưng đoạn đường chông gai nhất đã được vượt qua. Trong tấm lòng và tâm hồn, tôi biết một trận chiến tâm linh đang chiến đấu trong linh hồn tôi và nó đã đắc thắng.
Không một ai trong đêm cầu nguyện năm 1934 đã có thể tưởng tượng rằng Billy Graham sẽ trở thành một nhà truyền giáo vĩ đại nhất, chỉ sau sứ đồ Phao-lô. Hoặc đức tin của ông trong Lời Chúa đã ban cho ông quyền phép để dẫn dắt hàng triệu người tin cậy vào Cứu Chúa Giê-su.
Từ đời sống và di sản của Graham, chúng ta học được điều này: chương trình của Chúa rất hiếm khi là chương trình của chúng ta, nhưng ý chỉ của Ngài luôn luôn là một phần của lời Ngài phán. Nếu chúng ta nói lời của Đức Chúa Trời khi Ngài ban cho chúng ta cơ hội, Ngài sẽ sử dụng đời sống chúng ta trong nhiều cách để nâng cao Con Trời và chia sẻ tình yêu của Ngài.
Lời loan báo của Phao-lô cho Timôthê là sứ điệp của Đức Chúa Trời cho chúng ta hôm nay: Hãy truyền giảng lời Chúa, hãy sẵn sàng, dù gặp thời hay không (2 Ti-mô-thê 4: 2). Hãy truyền giảng có nghĩa là thông báo tin tức tốt lành và hãy sẵn sàng nghĩa là chuẩn bị trong từng thời điểm, tận dụng mọi cơ hội; cả hai đều là mệnh lệnh trong ngôn ngữ Hy Lạp.
Tháng giêng năm 2000, các nhà lãnh đạo ở Charlotte, Bắc Carolina đã mời Billy Graham, người mà họ tôn quý, đến dự bữa cơm trưa. Ông do dự vì sức khoẻ không được tốt, nhưng họ bảo ông: Chúng tôi không mong đợi một bài giảng dài. Chỉ cần đến và để chúng tôi vinh danh ông và Graham đồng ý.
Sau những tặng vật để tỏ lòng kính trọng đã được trao cho ông, Tiến sĩ Graham bước đến máy phát thanh. Ông nhìn đám đông và nói: Tôi nhớ hôm nay là ngày của Albert Einstein, nhà vật lý lừng danh đã được tạp chí Time bình chọn là Người của Thế Kỷ.
“Einstein du lịch từ Princeton trên một chuyến tàu hỏa khi người kiểm soát vé hành khách đang làm việc. Đến lượt Einstein, ông tìm mãi mà không tìm thấy vé tàu hỏa của mình. Người bấm vé nói: Tiến sĩ Einstein, tôi biết ông là ai. Chúng tôi đều biết ông là ai. Tôi chắc chắn rằng ông đã mua vé. Đừng bận tâm về điều đó. Einstein gật đầu chào, biết ơn.
Nhân viên bấm vé tiếp tục đi kiểm soát vé. Khi chuẩn bị để di chuyển đến toa xe kế tiếp, ông quay lại và nhìn thấy nhà vật lý vĩ đại đang cuối xuống gầm ghế của mình để tìm vé tàu hỏa. Nhân viên hỏa xa quay trở lại và hối hả nói: Tiến sĩ Einstein, Tiến sĩ Einstein, đừng lo. Tôi biết ông là ai. Không sao đâu, ông không cần mua vé. Tôi chắc rằng ông đã mua vé tàu. Einstein nhìn anh và nói: Hởi người bạn trẻ, tôi cũng biết tôi là ai. Điều mà tôi không biết là tôi sẽ đi đâu.
Tiến sĩ Graham tiếp tục: Có thấy bộ đồ tôi đang mặc? Đó là một bộ quần áo hoàn toàn mới. Vợ tôi, con tôi, và cháu tôi nói với tôi rằng tôi đã có một chút luộm thuộm khi trở về già. Tôi đã từng là một người có chút khó tính. Vì vậy, tôi đã mua một bộ đồ mới cho buổi ăn trưa này và cho thêm một cơ hội nữa. Anh chi ẹm có biết cơ hội đó là gì không? Đây là bộ đồ mà tôi sẽ mặc khi bị đem chôn. Nhưng khi bạn nghe thấy tôi đã chết, tôi không muốn bạn liền lập tức nhớ đến bộ đồ tôi đang mặc. Tôi muốn bạn nhớ điều này: Tôi không chỉ biết tôi là ai, tôi cũng biết tôi sẽ đi đâu.
Billy Graham đã nhân cơ hội này giải thích niềm hy vọng của mình trong Chúa Giê-xu và mời những người khác chia sẻ nó. Vào ngày 2 tháng 3, ông sẽ được chôn trong bộ đồ đó bên cạnh người vợ yêu quý của ông. Nhưng chúng ta biết ông ở đâu. Và chúng ta có thể giúp những người mà chúng ta gặp hôm nay gặp Đấng Cứu Rỗi của ông một ngày nào đó. Graham nói với phóng viên nhà báo: Tôi muốn được nhớ đến như một người trung tín với Thiên Chúa, trung tín với ơn Ngài kêu gọi tôi – đã hoàn tất sứ mệnh với sự thanh liêm và với tình yêu.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Anh chị em muốn để lại tiếng gì?
Lược dịch: Nguyễn THị Bảo Hạnh