Kinh Thánh: Luca 19: 41-48; Giăng 2:13-24 // Lớp Kinh Thánh tối thứ Tư hàng tuần 7PM MST (Mỹ) trùng với sáng thứ Năm 9 giờ (Việt Nam)
ĐỀ TÀI: SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT BIỂU TƯỢNG
KINH THÁNH: Luca 19: 41-48; Giăng 2:13-24 (xem thêm trong Ma-thi-ơ 24 về sự ngôn Giê-ru-sa-lem về sự tàn phá và ngày Chúa đến)
Description: Biểu tượng phải bị giật sập để xây lại cái khác “19 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!” (Giăng 2:19)
Chúa Jesus chính là đền thờ, Ngài xây lại đền thờ bằng thân thể Ngài. Ngài gọi những kẻ thuộc về Ngài là đền thờ của Đức Thánh Linh chứ không phải cái đền thờ bằng đá biểu tượng của người Do Thái.
q Giới thiệu: Đền thờ Giê-ru-sa-lem là niềm kiêu hãnh và là biểu tượng niềm tin nơi Đức Chúa Trời của người Do Thái. “1 Khi Đức Chúa Jêsus ra khỏi đền thờ, đương đi, thì môn đồ đến gần để chỉ cho Ngài xem các nhà thuộc về đền thờ.” (Matt 24:1) tuy nhiên trong bản văn này Chúa Jesus đã dự ngôn về sự sụp đổ của nó y như niềm kiêu hãnh của người Do Thái: có đền thờ nhưng không có Đức Chúa Trời ngự bởi lòng họ cách xa Chúa lắm. Chính họ đã làm ô uế biểu tượng bởi sự ô uế và tội lỗi của họ.
I. BỐI CẢNH
1. Đức Chúa Jesus dự ngôn về sự sụp đổ của một biểu tượng (thành Giê-ru-sa-lem)
2. Kế đến là sự làm sạch đền thờ Giê-ru-sa-lem.
3. Một thể chế rất (theo kiểu) mafia thời đó để diệt những ai đi ngược lại với chúng (c.47) Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo, cùng người tôn trưởng trong Dan tìm phương giết Ngài;
II. BÀI HỌC
q Bạn học được gì qua từng câu Kinh Thánh trong phân đoạn này? (ghi chú lại những cảm nhận và sự dạy dỗ của từng thành viên dưới đây)
– c.**41(thầy Lê Mô Cứ) Vì sao Chúa khóc về thành? Ngài nêu lên tấm gương cưu mang, yêu thương dân sự Ngài. Hội thánh ngày nay thì sao? Chúng ta có đang mang tâm tư như Chúa Jesus?
– Cô Diễm: Chúa khóc về thành Giê-ru-sa-lem. Nỗi lòng của Đấng cứu thế Jesus – Vua của muôn vua. q Một Đấng vĩ đại khóc cho loài người nhỏ bé nhưng cứng cỏi, vô tình.
– **c42 (thầy Y Vũ) Lòng ao ước của Chúa Jesus là đem bình an.
– c43. (Cô Snow) Vì cớ tội ác của dân sự mà họ sẽ phải trả giá cho hành động của họ. Xin Chúa giúp chúng ta không chỉ thờ phượng Chúa nhưng phải sống đạo, sống theo lời dạy của Chúa.
– **c44. (Chs Thiên Ân) Điều Chúa Jesus dự ngôn thật kinh khủng về tình trạng dân thành Giê-ru-sa-lem. Đáng lẽ họ phải tôn trọng Đấng Mesia. Mãi cho đến hiện nay cũng vậy. Ü Hãy có lòng tôn cao Chúa, tiếp nhận sự dẫn dắt dạy dỗ của Chúa.
-** c.45 (Thuý Vy) Chúa Jesus vào đền thờ để đuổi những kẻ buôn bán ở đó. Đức Chúa Trời là thánh khiết
– Tham tiền là cội rễ điều ác “10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” (1 Tim 6:10)
– Không xu hướng theo thế gian (Rôma 12:1)
– Không sợ hãi vì bị cô lập khi sống cho Chúa (gương mẫu của Chúa Jesus)
** c.46-48 (cảm nhận từ Tammy, tân tín hữu)
– Cẩn thận sống cho Chúa và theo khuôn mẫu Chúa muốn.
–
III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Vì sao Chúa Jesus đã khóc về thành Giê-ru-sa-lem? Ngài đã thấy trước về điều gì? Tương tự cho tình trạng Giê-ru-sa-lem, ngày nay chúng ta biết trước về điều gì sẽ xảy đến cho thế giới trong tương lai gần?
2. Vì sao Giê-ru-sa-lem ra nông nỗi? vấn đề bắt nguồn từ đâu? Tương tự như Giê-ru-sa-lem nhân loại ngày nay đang ở trong tình trạng như thế nào?
3. Chúng ta biết một thể chế giáo quyền trong Do Thái giáo ngày xưa. Thể chế đó ngày nay có còn tồn tại không? Hãy nêu thí dụ thực tiễn? Làm sao để Hội thánh thoát khỏi loại thể chế này?
4. Ngày nay khi chúng ta sống nhơn đức cho Chúa thì sẽ đối diện với điều gì? Như vậy có giống theo gương mẫu Chúa Jesus chưa? Tại sao? “12 Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ.” (2 Ti-mô-thê 3:12)
5. Bất kỳ biểu tượng nào cũng sẽ bị sụp đổ, suy tàn. Nhưng có một biểu tượng không bao giờ tàn, đó là gì? Làm sao để có nó? Bạn có chắc chắn mình đang có biểu tượng đó trong đời sống mình?