Dâng Hiến Với Tinh Thần Hy Sinh

DÂNG HIẾN VỚI TINH THẦN HY SINH

Chúng ta được truyền cảm hứng từ những ví dụ trong Kinh Thánh, như hai đồng tiền nhỏ của bà góa (Mác 12:41–44), dụ ngôn về chiên và dê (Ma-thi-ơ 25:31–46), khi Chúa Jêsus tuyên bố: “‘Thật, Ta bảo các con, khi các con làm điều ấy cho một người thấp kém nhất trong những anh em nầy của Ta, tức là đã làm cho Ta” (câu 40).

Suy ngẫm về những dụ ngôn này, C. S. Lewis kết luận: “Tôi tin rằng quy tắc đúng đắn duy nhất là cho đi nhiều hơn những gì chúng ta có thể cho đi” (Mere Christian, 87).

Khi cho đi với tấm lòng hy sinh, bạn đang tin cậy Lời Chúa dạy trong cuộc chiến với sự lo lắng (xem 2 Cô-rinh-tô 9:11) và tính kiêu ngạo (xem lời cảnh báo của Đức Chúa Trời trong Ô-sê 6:6) – và Ngài sẽ ban cho bạn một tấm lòng vui mừng.

1. Chúa yêu thích người vui lòng dâng hiến

Chắc chắn rằng Đức Chúa Trời quý trọng người dâng hiến cách vui lòng (2 Cô- rinh-tô 9:7–8; Châm Ngôn 22:9; Phục truyền Luật lệ Ký 15:10; Rô-ma 12:8). Bạn đang dần hiểu được bề sâu của ân điển vô bến bờ mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn qua Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 9:14) – và bạn nhận ra rằng việc dâng hiến của bạn là một công cụ hữu ích cho Vương Quốc Ngài. Bạn tràn ngập niềm vui khi được tham gia vào công việc của Chúa trên thế gian này.

2. Chúa ghi nhận người dâng hiến lặng thầm

Bạn biết xu hướng dâng hiến theo kiểu Pha-ri-si – làm điều đúng đắn vì động cơ sai lệch. Cho nên, hãy chú ý đến mệnh lệnh của Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 6:1–4: “Nhưng khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì để việc từ thiện của con được kín đáo”.

Việc dâng hiến lặng thầm đi ngược lại quy ước trong các hoạt động từ thiện, khi mà những người quyên góp được ghi tên theo số lượng quà tặng, và các tòa nhà được đặt theo tên của những nhà tài trợ giàu có. Các Hội Thánh và tổ chức Cơ Đốc giáo thường tránh những quy ước này. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã đặt tiền đề cho các trường hợp ngoại lệ. Ngài công khai tấm lòng dâng hiến rộng rãi của bà góa trong Mác 12:41–44. Ngài biết tấm gương của bà sẽ truyền cảm hứng và làm cảm động tấm lòng của nhiều thế hệ sau.

Đừng mong được mọi người tán dương, nhưng nếu mục sư hoặc cố vấn của bạn kêu gọi, hãy thành tâm làm chứng công khai về tấm lòng dâng hiến của mình nhằm tôn vinh Đức Chúa Trời. Chúa có thể sử dụng lòng trung tín của bạn để truyền cảm hứng cho nhiều người khác.

3. Kết ước dâng hiến lâu dài

Đừng trở thành một người cho đi bừa bãi, hay thỉnh thoảng bốc đồng dâng hiến. Việc kết ước dâng hiến đòi hỏi kỷ luật, từ đó mang lại sự ổn định cho Hội Thánh bạn và nhiều công việc của Vương Quốc Trời.

Bạn có thể lên kế hoạch dâng hiến hàng tháng, hoặc dâng đặc biệt vào dịp Giáng Sinh. Khi đã phát triển trong việc dâng hiến đều đặn, bạn có thể bắt đầu xem xét nhiều cách để dâng hiến rời rộng hơn nữa. 

(Sưu tầm)

www.hoithanhvuonnhoaz.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.