Sự im Lặng Khôn Ngoan (Luca 23:1-25)

Video lớp học Kinh thánh tối thứ Tư hàng tuần

Lớp Kinh Thánh tối thứ Tư hàng tuần 7PM MST (Mỹ) trùng với sáng thứ Năm 9 giờ (Việt Nam)

ĐỀ TÀI: SỰ YÊN LẶNG KHÔN NGOAN

Kinh thánh: Luca 23:1-25 (BD 2011 – trang 119)

(Hướng dẫn: Mục sư Giang Đông)

Description: Đối diện với những kẻ kiện cáo mình ngày đêm Chúa Jesus đã cho chúng ta những bài học quý giá về sự nhẫn nhịn, yên lặng. Vì tất cả sẽ đưa đến hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời.

I. BỐI CẢNH

1. Sau khi Chúa Jesus bị bắt tại vườn Ghế-sê-ma-nê và được áp giải đến Phi-lát, nơi đồng bọn và băng đảng Pha-ri-si đang chờ sẳn để tố cáo Chúa.

2. Sự khoan dung và ý định muốn tha chết cho Chúa Jesus vì chính Phi-lát cũng nhận định rằng vụ này là “ghen tỵ” mà gây nên bởi các thầy dạy luật, thông giáo Pha-ri-si.

3. Sự tố cáo dữ dội của băng đảng Pha-ri-si.

4. Sự háo hức của cáo già Hê-rốt khi được thụ vụ án Jesus, kẻ ông ta bán tính bán nghi lâu nay vì lầm tưởng về sự “luân hồi” của Giăng báp-tít là Chúa Jesus. Ông ta cũng mê thấy phép lạ (Luca 23:8)

5. Sự kết án Chúa do người Do Thái mượn tay Phi-lát chứ người La-mã thật sự không muốn dính líu đến vụ xử án này (c.13-25)

II. BÀI HỌC

q Vì sao giữa các thầy thông giáo người Pha-ri-si, Phi-lát và Hê-rốt Chúa chỉ trả lời cho Phi-lát? Có lẽ trong đám họ thì Phi-lát là người có tâm hơn hết.

1. Người Do Thái trong câu chuyện này gồm giáo quyền, các thầy dạy luật và người Pha-ri-si tố cáo, chụp mũ, dán nhãn Chúa Jesus do ganh ghét Ngài.

– Họ nói Ngài “sách động quần chúng (c.2)

– Cấm nộp thuế cho Sê-sa (2)

– Tự xưng là Đấng Christ, là vua (2)

– Kẻ xúi giục dân chúng (về Nước Trời và Đấng Mesia) c.5

– Các trưởng tế và các thầy dạy giáo luật tố cáo Chúa rất gay gắt (c.10)

q Chúa Jesus có thật sự giống như những gì họ tố cáo Ngài không?

Ü Theo Chúa chúng ta cũng sẽ trải qua những bài học và kinh nghiệm những điều tương tự. Tuy nhiên con cái Chúa cẩn thận giữ mình để không rơi vào tội lỗi tương tự của người Pha-ri-si làm đối cùng Chúa.

&  “11 Phước cho các ngươi khi người ta nhục mạ, bách hại, và lấy mọi điều dữ vu khống các ngươi vì cớ Ta. 12 Hãy hân hoan mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm, bởi họ cũng đã bách hại các vị tiên tri trước các ngươi như vậy.” (Ma-thi-ơ 5:11-12)

2. Chúa chọn sự im lặng như lời tiên tri chép trong Ê-sai 53: 7 (BD 2011, trang 933)

7 Người đã bị bức hiếp và hành hạ đau đớn, Nhưng Người chẳng hề mở miệng than van.

Như chiên con bị đưa đi làm thịt, Như con chiên im lặng trước mặt thợ hớt lông,

Người chẳng hề mở miệng.”

– Chúa Jesus chọn sự yên lặng để cho chương trình của Đức Chúa Trời được hoàn thành. Ngài có thể trả lời để khớp miệng những kẻ tố cáo Ngài. Nhưng đường lên thập tự giá bắt buộc Chúa phải yên lặng.

– Ngài chỉ trả lời khi cần thiết liên quan đến Lẽ thật: “3 Phi-lát hỏi Ngài, “Có phải ngươi là vua của dân Do-thái không?” Ngài đáp, “Chính ngươi đã nói thế.”

– Chúa Jesus chỉ trả lời khi đối diện với lẽ thật, sự thật và ánh sáng chân lý.

3. Chúa Jesus không trả lời Hê-rốt một tiếng nào (10) Bởi Ngài chỉ bày tỏ cho những ai khao khát và cần Ngài.

– Bởi ông ta không biết biết lẽ thật mà chỉ muốn thấy phép lạ, muốn Chúa Jesus “biểu diễn vài phép lạ” cho ông coi (c.8)

– Ông xem phép lạ như thú tiêu khiển.

– Ông ta không khao khát gặp Chúa đúng nghĩa là do trí tò mò. Phần ông ta sợ Chúa Jesus là hiện thân của Giăng báp-tít mà ông đã chém đầu trong ngục.

4. Phi-lát kết án Chúa (c.13-25)

– Có ít nhất 4 lần Phi-lát có ý không muốn kết án Chúa Jesus, vì làm như vậy ông có thể phản bội nền công lý đã từng là sự vinh hiển của La Mã.

– Trong quá khứ gần đó, tổng đốc Phi-lát đã phạm 2 lỗi lớn trong việc cai trị xứ Palestine. Theo công lý La-mã, mỗi tỉnh có quyền báo cáo với chính quyền La Mã về quan tổng đốc của họ nếu vị ấy cai trị sai pháp luật và có thể bị xử lý nghiêm khắc.

– Câu chuyện 1: là quan tổng đốc Phi-lát đã tiến vào Giê-ru-sa-lem với lá cờ có in hình đương kim hoàng đế (được coi như thần linh) nhưng là điều cấm kỵ với người Do Thái (cấm mọi thứ là hình tượng) cuối cùng ông phải GỠ BỎ do nhượng bộ với người Do Thái. Đấy là điều mà họ có thể phản lại ông.

– Câu chuyện 2: là Phi-lát thiết lập hệ thống cung cấp nước cho nội thành, ông lất tiền trong kho đền thờ để xây dựng.

Ü Dĩ vãng của một người có thể gợi lại để thách đố và làm tê liệt người đó (trường hợp của Phi-lát) do đó người ta sẽ không có quyền để nói một số vấn đề vì nếu đề cập thì dĩ vãng đó sẽ quật vào mặt của họ. Dĩ vãng của Phi-lát đã khiến ông trở thành một người hèn nhát thay vì tha bổng cho Chúa vì biết rằng Ngài vô tội. Làm như vậy ông có thể bị mất chức vì chính người Do Thái sẽ tố cáo ông. ü Chúng ta cũng phải cẩn thận trong cách ăn nết ở mình.

III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.