CÁC LỜI KHUYÊN BẢO KHÔNG THỂ BỎ QUA (LUCA 17:1-10)
ĐỀ TÀI: CÁC LỜI KHUYÊN BẢO KHÔNG THỂ BỎ QUA
KINH THÁNH: LUCA 17:1-10
(HƯỚNG DẪN: MS GIANG ĐÔNG)
I. BỐI CẢNH
1. Đoạn Kinh Thánh này được đặt với tiêu đề: Luật Của Đời Sống Cơ Đốc.
2. Tiếp theo lời cảnh báo về những gương xấu của người Pha-ri-si (sự tham tiền bạc, danh vọng) thì đây là những lời khuyên thiết thực để trở thành Cơ Đốc Nhân chân thật. Chúa biết tánh nết của môn đồ Ngài cần được tỉa sửa để trở nên kết quả hơn. Qua đó chúng ta nhận ra bản chất con người mà có thể chúng ta có ở trong câu chuyện này. Cầu xin Chúa giúp mỗi chúng ta. Amen
II. BÀI HỌC
1. Tội gây cớ vấp ngã: “Thật khó tránh khỏi sự vấp ngã sẽ đến, nhưng khốn thay cho kẻ gây cho người ta vấp ngã.” (c.1) chủ ý của 2 câu Kinh thánh đầu tiên là sự lên án ai dạy cho người khác hay khiến cho người khác phạm tội. Trong tiếng Hy-lạp là cây que và mồi trong cái bẫy, con vật đụng vào cây que và làm cho bẫy sập (gài bẫy) q Gài cho người khác vấp phạm là tội. Có nhiều đối tượng rất khéo trong sự tạo ra tình huống khiến bất hoà và lộn xộn xảy ra trong một cộng đồng, nhóm nhỏ. Giống như những con chồn cắn phá vườn nho mà Nhã Ca 2:15 đã đề cập. q Tuy nhiên cũng có những vấn đề vô tình chứ không cố ý hay nguỵ tạo.
– Chúng ta phải cầu nguyện để cộng đồng Hội thánh hay thân thể Chúa tránh được điều này.
– Chúa Jesus phán: “Thật khó tránh khỏi sự vấp ngã sẽ đến” (1a) ý là không thể kiến tạo một thế giới mà không có cám dỗ (Ngài đã cứu gia đình Nô-ê một lần từ trận đại hồng thuỷ) tuy nhiên khốn thay cho người gài cho người khác phạm tội hay xúi giục. Hoặc phá mất sự vô tội của kẻ khác.
– Khi Chúa dùng chữ “đứa trẻ” (hay kẻ nhỏ) không chỉ đề cập đến trẻ em nhưng trong bản văn này Ngài nói đến những người mới, còn yếu đức tin, đang học biết để theo Chúa.
2. Sự cần thiết phải tha thứ nhau: “3Hãy coi chừng, nếu anh chị em nào của ngươi phạm tội, hãy khiển trách người ấy; nếu người ấy ăn năn, hãy tha thứ người ấy. 4 Nếu người ấy có lỗi với ngươi bảy lần một ngày, và bảy lần đều trở lại và nói với ngươi, ‘Tôi ăn năn,’ hãy tha lỗi người ấy.” Tiêu chuẩn đối đối với các Ra-bi Do Thái là tha thứ 3 lần thì hoàn hảo! Nhưng quy tắc Chúa Jesus đưa ra là gấp đôi và +1 (7 lần) Ü Đây không là vấn đề toán học nhưng tiêu chuẩn của Cơ Đốc về sự tha thứ phải vượt trỗi hơn giới hạn đối với các tiêu chuẩn tốt nhất của thế gian.
q “Hãy khiển trách người ấy” (xây dựng) nghĩa là ở chỗ riêng tư, cần một không gian, thời gian thích hợp để nói chuyện, trình bày, giải toả. (Cũng có trường hợp người ta không có bạn nói điều chi và rời khỏi.)
q Lưu ý là khi có ai lầm lỗi thì chúng ta đừng giả vờ như chuyện đó chưa từng xảy ra. Nguyên tắc là chúng ta xây dựng họ trong tình yêu thương chứ không ở trong trạng thái bực tức,
q Chúng ta thường có xu hướng kiềm chế bực bội trong lòng, nuôi sự oán hận. Tuy nhiên điều cần làm đó là xây dựng trong sự yêu thương. “15 nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 4:15)
3. Phải có đức tin để bước đi với Chúa. “6 Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” (Hê-bơ-rơ 11:6)
– Chúa dùng hình ảnh “hạt cải” để nói về ý nghĩa của sự sống và tăng trưởng. Hột cải nhỏ bé nhưng tiềm ẩn sự sống bên trong nên nó có thể lớn lên và sinh quả. Hội thánh cũng tăng trưởng theo cách đó, đời sống tín hữu cũng phải chứng tỏ sự tăng trưởng.
– Đức tin đóng vai trò quan trọng đến nỗi nếu không có đức tin thì sẽ không thể phục vụ cách trung tín và cũng không thể giúp chúng ta trở thành một Cơ Đốc Nhân tốt được.
4. Tinh thần khiêm tốn và phục vụ (c.7-10) Chúa Jesus mở đầu lời dạy khía cạnh này bởi một câu hỏi được đặt ra cho người tôi tớ trong vai trò phục vụ: “7 “Có người nào trong các ngươi bảo đầy tớ mình vừa đi cày về hay vừa chăn chiên ở ngoài đồng về, ‘Hãy mau ngồi xuống ăn’ chăng? 8Chứ không phải người ấy bảo đầy tớ mình, ‘Hãy nấu cơm cho tôi ăn, hãy thắt lưng hầu bàn trong khi tôi ăn uống, rồi sau đó anh mới ăn uống’ chăng? 9 Người ấy há mang ơn đầy tớ đó khi nó làm theo lệnh mình chăng? Đây là câu hỏi dựa trên các phép tắc và thông lệ giữa chủ và tớ.
– Thật ra Ngài đang ở trong hình của một tôi tớ, Ngài dạy các môn đồ và phục vụ họ. Ngài rửa chơn cho họ và làm gương cho tất cả!
– “10 Các ngươi cũng thế, khi các ngươi làm xong những gì đã được ra lệnh, hãy nói, ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô ích, những gì chúng tôi đã làm chỉ là bổn phận của chúng tôi.” Một đầy tớ trung tín không nên đợi một phần thưởng nào và chỉ làm mọi việc được giao.
– Chúng ta đừng làm việc với một thái độ miễn cưỡng, khổ sở, không vui (thái độ này của người con cả trong câu chuyện Luca 15, người con hoang đàng)
III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Để tránh tội cố tình hay vô tình khiến người khác vấp phạm hay phạm tội, đới với Chúa bạn cần một tấm lòng như thế nào? (Thi Thiên 51:10)
2. Về những người lầm lỗi, gây xáo trộn và những nan đề đối với bạn… nếu chỉ tha thứ có đủ không? Bạn phải làm gì trong sự hướng dẫn của Chúa (c.3 và 4)
3. Đối với những đối tượng lợi dụng danh nghĩa yêu thương và tha thứ để cứ gây nên những chia rẽ, ngộ nhận thì bạn có hướng giải quyết như thế nào? (hay vẫn cứ theo nguyên tắc của Kinh Thánh mà Chúa dạy)