Bản Chất Cao Quý Của Chúa

KINH THÁNH: LUCA 15:1-7

(HƯỚNG DẪN: THẦY LÊ HẢI SƠN)

Chúng ta học biết về bản chất của Đức Chúa Trời theo lẽ thật của Thánh Kinh

I. BỐI CẢNH

1. Người thâu thuế trong thời Chúa Jesus bị dân chúng ghét vì thu thuế cho chính quyền La-mã. Họ bị xem khinh. Tuy nhiên những thành phần cặn bã này và người có tội lại là đối tượng được Chúa Jesus thu hút để đến nghe Ngài giảng đạo. Chúa Jesus không nhìn thành phần này như ánh nhìn của người Pha-ri-si.

2. Những thầy thông giáo và Pha-ri-si thấy khó chịu về hành động và thái độ của Chúa Jesus.

3. Trong câu chuyện này Chúa Jesus bắt đầu dùng dụ ngôn về con chiên lạc mất để nói đến tình yêu của Đức Chúa Trời. Sự vui mừng của người chăn chiên khi tìm được con chiên bị lạc mất (4)

4. Thái độ người chăn chiên về sự tìm lại được con chiên bị lạc tìm được: sự vui mừng quá đỗi (5,6)

II. BÀI HỌC

Chúng ta học biết về bản chất của Đức Chúa Trời theo lẽ thật của Thánh Kinh

1. Khi con chiên đi lạc thì điều gì xảy ra hay có thể chờ đợi con chiên đó? Người chăn phải có thái độ như thế nào trong tình hình đó? (vất vả, kiên nhẫn) chấp nhận rủi ro.

– Khai triển bài học này: nếu người chăn bắt gặp bầy sói đang chuẩn bị vồ xé con chiên lạc. Người chăn phải dùng gậy để đánh đuổi bọn sói hung tàn có thể gây thương tích cho người chăn.

– Đây là hình ảnh Chúa Jesus vì con chiên lạc mất mà bị thương tổn, bị mất mạng (Máv 10:45)

– Thật không dễ để vác con chiên về đến nhà. Nó thể hiện điều gì? (Giăng 10:28)

2. Chín mươi chín người không công bình này là ai?

2.1 MS Charge Spurgeon (1834-1892) người được xưng công bình bởi đức tin (ý tốt này chỉ về những người thánh)

2.2 MS Steven Chín mươi chín con chiên tiêu biểu cho thành phần thầy tế lễ, Pha-ri-si, các thầy thông giáo. Họ tự nhận mình là người công bình, không cần phải ăn năn (Luca 5:32)

– Ơn ăn năn và ơn đức tin là sự ban cho và đến từ Đức Chúa Trời cho một con người khi đến với Đức Chúa Trời. (MS Steven J Cole)

– Chúng ta học biết về sự ăn năn một cách sâu sắc trước mặt Đức Chúa Trời và điều đó luôn cần diễn ra trong đời sống.

2.3 Công Vụ 11:15

2.4 1 Phi-e-rơ 1:12 Thiên sứ của Chúa cũng ao ước thấy sự cứu rỗi xảy ra trên một người khi ăn năn.

III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN

1. Chúng ta học được điều gì từ tính cách chăn bầy của Đấng Chăn Chiên vĩ đại? (c3-7)

2. Chúng ta so sánh hình ảnh của người chăn chiên trong câu chuyện này với Chúa Jesus có điều gì giống nhau?

3. Chúa Jesus ăn uống với kẻ có tội và người thâu thuế thì Ngài có bị ô uế không? Vì sao?

4. Làm thế nào “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?” (1 Cô 15:33) làm thế nào để tiếp cận với cộng đồng tội nhơn.

5. Sự ăn năn có trước hay đức tin có trước?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.