HỌC KINH THÁNH TỐI THỨ TƯ 7PM (Mỹ) sáng thứ Năm 9AM (Việt Nam) tại Vọng Canh Zoom Ipray Arizona.
ĐỀ TÀI: ĐỪNG LÀ CHỒN VÀ CŨNG ĐỪNG LÀ CÁO (FOX)
KINH THÁNH: LUCA 13:31-35
(HƯỚNG DẪN: MS GIANG ĐÔNG)
I. BỐI CẢNH
1. Hê-rốt muốn giết Chúa Jesus và Ngài được khuyên là “nên trốn” (31). Trong hàng ngũ những đạo sĩ (Pha-ri-si) cũng có những người tốt. Họ khuyên Ngài nên tránh sự truy sát của Hê-rốt. Dầu vậy họ không hiểu chương trình của Đức Chúa Trời.
2. Chúa Jesus trả lời cùng họ rằng… “Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỉ chữa bịnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi. 33 Nhưng ngày nay, ngày mai, và ngày kia ta phải đi, vì không có lẽ một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem.” Chúa Jesus phải làm ứng nghiệm lời tiên tri về Ngài trong Cựu Ước.
3. Ma-thi-ơ 23:37 có ghi lại lời dự ngôn tương tự như Luca 13:34-35. Một sự hình phạt đổ xuống trên những niềm tự hào của người Do Thái.
II. BÀI HỌC
1. Hê-rốt trong câu chuyện này là ai?
Điều thú vị cần biết thêm là trong Tân Ước có đến 6 vị vua tên là Hê-rốt[1]
1.1. Herod the Great (Cai trị từ năm 37 – 4 TCN.) vua Hê-rốt đại đế trong câu chuyện Giáng sinh, người muốn đánh lừa các bác sĩ từ phương Đông để dò biết Chúa sanh ra ở đâu mà tìm giết. Ông cũng là người cho xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem lần 2 vào năm 20 TCN trong 46 năm.
1.2. Herod Archelaus [A-chê-la-u] (cai trị từ năm 4 TCN – 6 SCN) Hê-rốt Bằng tiếng Hê-bơ-rơ? EsIs 11:1 A-chê-la-u thừa hưởng ½ lãnh thổ do cha mình để lại để cai quản là xứ Ga-li-ê và Giu-đê. Ông là một trong 3 người con của Hê-rốt đại đế. Ông là người giống cha mình, không có lòng hiền từ. Chính Giô-sép đã đưa Mari và Chúa Jesus lánh nạn trở về từ Ai-cập nhưng đi Ga-li-lê thay vì Giu-đê (vì Chúa được sanh trong xứ Giu-đê thuộc miền Nam) vì Giô-sép sợ Hê-rốt A-chê-la-u này. (Tham khảo Ma-thi-ơ 2:22,23) “22 Song khi nghe vua A-chê-la-u nối ngôi vua cha là Hê-rốt mà trị vì tại xứ Giu-đê, thì Giô-sép sợ, không dám về; và bởi đã được Đức Chúa Trời mách bảo trong chiêm bao, nên người vào xứ Ga-li-lê, 23 ở trong một thành kia tên là Na-xa-rét. Vậy là ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói rằng: Người ta sẽ gọi Ngài là người Na-xa-rét.” Vua Hê-rốt A-chê-la-u cai quản xứ Sa-ma-ri và Giu-đê nhưng chỉ trong 10 năm rồi được thay thế bởi Bôn-xơ Phi-lát.
1.3 Hê-rốt Antipas (cai trị từ năm 4 TCN – 39 SCN) Chúa Giê-xu gọi ông ta là “Con Cáo” (Lu-ca 13:32). Nhận được một phần tư lãnh thổ của cha mình (Galilee và Perea). Ly dị người vợ đầu tiên và kết hôn với Hê-rô-đia, vợ của anh em ông (Herod Philip) Chính Antipas đã giết Giăng báp-tít. Và cũng chính ông ta đã trở thành bạn thân với Phi-lát trong ngày Chúa Jesus bị treo trên cây thập tự giá.
1.4 Herod Philip the Tetrarch (ruled 4 B.C.-A.D. 34) Nhận phần tư lãnh thổ còn lại của cha mình (phía bắc và phía đông của Galilee—hầu hết do người Syria và người Hy Lạp cai trị).
1.5 Herod Agrippa I (ruled A.D. 37-44 [41-44 in Judea]) Cháu trai của Herod Đại đế và cháu trai của Herodias, vợ của Herod Antipas. Cuối cùng, ông cai trị nhiều lãnh thổ hơn cả ông nội của mình, Hê-rốt Đại đế. Trong sách Công vụ, ông được biết đến là người đã bỏ tù Phi-e-rơ (Công vụ 12:1-5) Ông đã chết vì bị trùng đục do tội kiêu ngạo vì để dân chúng tôn sùng mình như Đức Chúa Trời (CV 12:20-23)
1.6 Herod Agrippa II (cai trị năm 50 sau Công Nguyên cho đến rất lâu sau khi chiến tranh Do Thái kết thúc; mất vào khoảng năm 93 sau Công Nguyên) Giống như cha mình là Hê-rốt Agrippa I và ông cố Hê-rốt Đại đế, ông cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn. Ông là người đã phỏng vấn Phao-lô cùng với quan tổng trấn La Mã là Porcius Festus khi Phao-lô bị cầm tù ở Sê-sa-rê (Palestine) sau chuyến hành trình truyền giáo thứ ba của Phao-lô (Công vụ 25-26). Ông đã nói với Phao-lô sau khi được thuyết phục tin nhận Chúa Jesus: “Vua Ạc-ríp-ba phán cùng Phao-lô rằng: Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ!” (Công vụ 26:28)
2. Vì sao Chúa gọi Hê-rốt An-ti-pas là con chồn cáo?
– Con cáo là loài quỉ quái nhất trong các thú vật (bởi ít ai thuần hoá nó do bản chất hoang dại)
– Nó bị coi là con vật làm hại nhất (bắt gà bắt vịt) và nó thường bị các trang trại xua đuổi và thành những câu chuyện dân gian về kẻ xấu.
– Cáo là tượng trưng cho con người phàm hèn vô giá trị.
q Qua những gì Hê-rốt An-ti-pas đã làm mà Kinh Thánh và lịch sử ghi lại, ông đúng là con chồn cáo mà Chúa Jesus đã nói.
2.1 Ông ta lấy vợ của em mình và giết Giăng Báp-tít khi Giăng lên tiếng can ngăn. Một người không biết ăn năn, không biết từ bỏ tội lỗi, lại càng phạm tội trọng.
2.2 Ông ta lầm tưởng rằng Chúa Jesus là Giăng Báp-tít sống lại. Mặt khác ông ta muốn chứng kiến những phép lạ Chúa Jesus làm cho thoả chí tò mò (Luca 23:8) “Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ.”
2.3 Ông ta hăm doạ giết Chúa (như câu chuyện trong bản văn) ông ta là một người cơ hội
3. Chúa Jesus không sợ nguy hiểm. “Hôm nay và ngày mai Ta đuổi quỷ và chữa bịnh, ngày thứ ba Ta sẽ hoàn tất công việc của Ta.’ (c.32)
– Một lần nữa trong sứ mạng của Chúa Jesus, Ngài bày tỏ năng quyền để làm cho vững đạo. Ngài hứa cùng chúng ta rằng “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.” (Giăng 14:12)
4. Chúa Jesus muốn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời điểm chứ không muốn sớm hơn hay trễ hơn. Ngài là sự sáng và hành động trong ánh sáng: “9 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Trong ban ngày há chẳng phải có mười hai giờ sao? Nếu ai đi ban ngày, thì không vấp, vì thấy sự sáng của thế gian nầy. 10 Nhưng nếu ai đi ban đêm, thì vấp, vì không có sự sáng.” (Giăng 11:9-10) còn loài chồn cáo thì săn mồi trong bóng tối (ngụ ý về Hê-rốt Antipas thuộc về tối tăm)
5. Gà mái và đàn gà con: hình ảnh quen thuộc của nhà nông Do thái. Gà mái túc đàn gà con khi nó thấy nguy hiểm đến. Trong Cựu Ước thường dùng hình ảnh Chê-ru-bin lấy cánh che để nói đến tình yêu Đức Chúa Trời “Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi, Và dưới cánh Ngài, ngươi sẽ được nương náu mình; Sự chân thật Ngài là cái khiên và cái can của ngươi.” (Thi Thiên 91:4)
– Người Pha-ri-si kia báo cho Chúa rằng Ngài đang gặp nguy hiểm nhưng thực sự tất cả họ và dân Y-sơ-ra-ên. Dân này đã được ban cho quá nhiều cơ hội để ăn năn nhưng họ đã từ chối và luôn khiêu khích Ngài. “Nhà” mà Chúa Jesus phán ngụ ý về dân tộc Do Thái và chính cái đền thờ – niềm kiêu hãnh của họ sẽ chấm dứt, họ sẽ bị tản lạc. Điều ấy đã xảy ra vào năm 70 sau Chúa.
III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Con chồn phá hoại vườn nho mà Nhã Ca 2:15 (Hãy bắt cho chúng tôi những con chồn,
Những con chồn nhỏ phá hại vườn nho; Vì vườn nho chúng tôi đương trổ bông.) và con chồn Hê-rốt có điểm gì tương đồng?
2. Qua bài học này, bạn có hứa nguyện với Chúa rằng sẽ can đảm đối diện với thử thách, không sợ nguy hiểm như Chúa Jesus khi đã nhận biết ý chỉ của Chúa cho đời sống mình? Bạn có muốn tiếp tục đi con đường thập tự? (hay bạn đã mệt rồi?)
3. Xin Chúa giúp chúng ta đừng tự ý kết thúc cuộc hành trình sớm hay trễ, nhưng mà đúng thời điểm Chúa muốn. Amen
[1] Kenneth Berding, “How Many Herods Are There in The Bible?” Online June 14 2023 https://www.biola.edu/blogs/good-book-blog/2014/how-many-herods-are-there-in-the-bible