Lưu ý khi nghiên cứu Thánh Kinh

6 ĐIỀU CẦN BIẾT & LƯU Ý KHI NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Nghiên cứu từ (trong Kinh Thánh) cách sâu sắc có thể mang lại nhiều lợi ích cho người học lời của Đức Chúa Trời.

Nhưng như nền tảng của việc nghiên cứu từ ngữ là để hiểu Kinh Thánh – hoặc ít nhất, là bước đầu tiên để hiểu Kinh Thánh – chúng chứa đựng nhiều cạm bẫy.

Kinh Thánh ban đầu được đưa ra bằng các ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của chúng ta, vì vậy chúng ta phải đối mặt với những thách thức về dịch thuật. Ngôn ngữ luôn thay đổi, vì vậy chúng ta phải đối mặt với những thách thức về khả năng am hiểu. Ngôn ngữ không chỉ là những từ đơn thuần, vì vậy việc hiểu một từ đơn lẻ không giải quyết được thách thức về diễn giải.

Nhận ra những cách chúng ta có thể đi lạc hướng có thể giúp chúng ta tránh được thảm họa của việc diễn giải.

Đây là cách đừng nên làm khi nghiên cứu từ (trong Kinh Thánh).

1. Đừng tiến hành các nghiên cứu từ chỉ bằng tiếng Anh

Chỉ tiến hành nghiên cứu từ ngữ Kinh Thánh bằng tiếng Anh là một thiếu sót tai hại.

Mỗi bản dịch sử dụng các từ tiếng Anh khác nhau cho cùng một từ tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái, và các từ tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái khác nhau đôi khi được dịch bằng cùng một từ tiếng Anh.

Thuật ngữ “tình yêu” là một ví dụ điển hình. Trong tiếng Do Thái, có hai từ được dịch là “tình yêu” trong tiếng Anh: ahev và hesed. Ngoài ra còn có hai từ trong tiếng Hy Lạp: agape và phileo. Một nghiên cứu từ ngữ chỉ bằng tiếng Anh sẽ làm lu mờ các sắc thái ý nghĩa có trong mỗi thuật ngữ. Với các thuật ngữ khác, mối nguy hiểm rõ rệt hơn chứ không đơn thuần là làm lu mờ ý nghĩa. Chúng ta có thể hiểu sai hoàn toàn.

2. Đừng dựa vào từ nguyên của một từ

Từ nguyên là nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử của ý nghĩa của một từ.

Mặc dù những kiến thức như vậy có thể hữu ích – và thường rất thú vị – nhưng nó có thể khiến bạn mất tập trung. Ý nghĩa chủ yếu không nằm trong nguyên gốc của một từ hoặc lịch sử của từ đó.

Ví dụ, thuật ngữ Hy Lạp agape và phileo của chúng ta không chia sẻ từ nguyên nhưng rõ ràng chồng chéo về ý nghĩa. Trong khi các thuật ngữ tiếng Hê-bơ-rơ le hem (bánh mì) và mihama (chiến tranh/trận chiến) có cùng gốc từ (lhm) nhưng không có ý nghĩa chồng chéo, trùng lặp. Cách dùng quen thuộc của một từ quyết định ý nghĩa của nó, không phải từ nguyên của nó. Do đó, cách một từ được sử dụng trong các ngữ cảnh cụ thể phải được ưu tiên hơn từ nguyên.

3. Ý nghĩa của một từ có thể thay đổi theo thời gian

Cạm bẫy này có liên quan đến cái cuối cùng. Điều quan trọng là phải nhận thức được ý nghĩa của một từ có thể đã phát triển và thay đổi như thế nào trong lịch sử. Ví dụ, từ “ngớ ngẩn” (silly) từng có nghĩa là “xứng đáng” hoặc “may mắn”, trong khi bây giờ nó có nghĩa là “ngu ngốc”. Nó có nghĩa là một cái gì đó ngày nay khác với chính nghĩa của từ đó trong lịch sử. Từ ngữ trong Kinh Thánh cũng không khác biệt. Chúng ta phải cẩn thận về việc dùng những ý nghĩa mới của từ đó trong những bối cảnh cũ hơn và lấy ý nghĩa từ cũ để bỏ trong bối cảnh của ngữ nghĩa mới.

Thuật ngữ mashiah (người được xức dầu) là một trường hợp điển hình. Trong cách sử dụng ban đầu, nó chỉ đơn giản đề cập đến một người đã được xức dầu để được biệt riêng ra phục vụ Đức Chúa Trời – một người giống như thầy tế lễ (Lê-vi ký 6:22), vua (1 Sa-mu-ên 24:6) hoặc nhà tiên tri (Thi thiên 105:15). Tuy nhiên, trong cách sử dụng sau này, nó trở thành một thuật ngữ riêng cho Đấng Mê-si-a (Đa-ni-ên 9:25–26; Thi thiên 132:17). Chúng ta thấy điều này trong các tài liệu ngoài Kinh Thánh và trong bản dịch Tân Ước của từ “Christ” như một danh hiệu dành cho Chúa Jesus.

Không biết về sự phát triển theo trình tự thời gian của một từ dẫn đến việc không nghiên cứu từ đó cách tốt nhất.

4. Đừng thu thập bằng chứng về nghĩa của từ một cách không cân bằng

Khi thu thập bằng chứng cho nghiên cứu từ của bạn, bạn có thể muốn bỏ qua các sự kiện nếu chúng không giúp chúng ta diễn đạt những gì chúng ta muốn hoặc nếu chúng không phù hợp với những gì chúng ta mong muốn tìm thấy. Lỗi này đặc biệt nguy hiểm vì nó cố ý, lựa chọn những điều mình muốn để đưa ra quan điểm của mình. Trước khi bắt đầu học từ ngữ, chúng ta phải cam kết để Kinh Thánh định hướng chúng ta, thay vì chúng ta định hướng Kinh Thánh.

Lấy thuật ngữ Hy Lạp apostolos làm ví dụ. Trong số khoảng 80 lần xuất hiện trong Tân Ước, tất cả – trừ ra ba lần – đều là tên gọi riêng biệt dành cho các sứ đồ được Đức Chúa Trời bổ nhiệm-các sứ đồ.

Nếu tôi muốn tranh luận rằng tất cả các sứ đồ đều mang uy quyền thiêng liêng, thì tôi sẽ bỏ qua cách sử dụng từ này trong Giăng 13:16, 2 Cô-rinh-tô 8:23 và Phi-líp 2:25 khi chính từ này chỉ đơn giản đề cập đến một sứ giả hoặc người đại diện.

Nhưng nếu tôi muốn Kinh Thánh định hình thần học của mình, thì tôi phải có hai loại từ của apostolos: thứ nhất là các sứ đồ đầu tiên được Chúa ủy quyền và một phân loại thứ hai rộng lớn hơn đó là các sứ giả, người đưa tin.

5. Đừng quên khái niệm vẫn hiện diện mặc dù từ đó không được sử dụng cách trực tiếp

Những sự kiện được khám phá qua việc nghiên cứu từ, không nói lên tất cả điều cần phải nói về một từ hay ý nghĩa của một khái niệm. Nó chỉ thêm một số thông tin để bổ trợ cho một từ cụ thể nào đó trong một phân đoạn nào đó – nơi một thuật ngữ không xuất hiện; một từ cụ thể nào đó có thể bị thiếu; nhưng khái niệm thì vẫn có ở đó.

Như D.A. Carson tuyên bố: “Việc nghiên cứu từ là rất quan trọng, nhưng nó cũng rất đáng ngờ nếu một sự hiểu biết sâu sắc về một phân đoạn Kinh Thánh nào hay về một chủ đề nào đó thực sự chỉ dựa vào việc nghiên cứu từ”.

Chẳng hạn, nếu muốn biết Kinh Thánh dạy gì về hội thánh, chắc chắn chúng ta nên nghiên cứu thuật ngữ ekklesia. Nhưng nghiên cứu của chúng ta về một thuật ngữ sẽ không cho chúng ta biết tất cả những điều cần biết. Khái niệm về hội thánh lớn hơn một mình từ đó.

Hãy xem việc Phi-e-rơ sử dụng thuật ngữ Cựu Ước để mô tả hội thánh trong 1 Phi-e-rơ chương 2. Ông không dùng từ “hội thánh”, nhưng rõ ràng ông đang dạy rằng hội thánh là một ngôi nhà thuộc linh được xây bằng đá sống (c. 5) và rằng các cá nhân trong hội thánh là những người được chọn, là hoàng gia, thánh khiết và thuộc về Đức Chúa Trời (c. 9). Sự hiểu biết của chúng ta về hội thánh sẽ thiếu sót nếu không có 1 Phi-e-rơ 2.

6. Đừng sợ để bỏ cuộc

Đọc các tác dụng phụ của thuốc gần như đủ để khiến bạn ngừng dùng nó. Một loại thuốc có thể chữa lành một căn bệnh nhưng lại tạo ra nguy cơ mắc những căn bệnh mới. Có lẽ đó là cách bạn cảm nhận về nghiên cứu từ ngữ sau khi đọc tác phẩm này. Với tất cả những cạm bẫy, chúng có đáng không? Có, chúng đáng.

Các nghiên cứu từ cung cấp một bước cơ bản đầu tiên vào thế giới giải thích Kinh Thánh cách sâu sắc hơn. Thật khó để hiểu đúng các cụm từ, câu, đoạn văn và toàn bộ cuốn sách nếu chúng ta không hiểu đầy đủ những từ tạo ra chúng. Hãy nhận biết những cạm bẫy này, nhưng đừng để chúng làm tê liệt việc nghiên cứu Kinh Thánh của bạn.

Bài: Davy Ellison; dịch: Abby

(Nguồn: thegospelcoalition.org)

www.hoithanhvuonnhoaz.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.