ĐỀ TÀI: HÃY COI CHỪNG SỰ THAM LAM & SỰ HÀ TIỆN.
KINH THÁNH: LUCA 12:13-21
(HƯỚNG DẪN: MS Giang Đông)
I. BỐI CẢNH
1. Khởi đầu câu chuyện là một người đề nghị Chúa Jesus chia gia tài dùm anh em nhà họ. Nhưng Chúa Jesus không đáp ứng yêu cầu đó. Ngài giải thích mục đích của Ngài trong sứ mạng ở thế gian không là phân xử thắng thua.
2. Tuy nhiên Chúa Jesus đã đưa ra một bài học và cảnh báo về đời sống: “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu.” (19) Vì sao Chúa từ chối việc phân xử nhưng lại đưa ra một sự nhắc nhở tương đồng?
3. Chúa Jesus tiếp tục kể một câu chuyện về “người giàu ngu dại” (16-20) và đưa ra một cảnh báo xúc tích “Hễ ai thâu trữ của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy.” (21)
q Bác sĩ Lu-ca đã tóm lược 2 câu chuyện mà Chúa Jesus đưa ra trong một bản văn ngắn với hàm ý 2 bài học về sự tham lam và hà tiện.
II. BÀI HỌC
1. Sự tham lam của hai anh em nhà nọ: Người ta thường mong đợi các Ra-bi giải quyết vấn đề “pháp lý”. Nhưng đối với Chúa Jesus Ngài không đến để phân xử chuyện này, nhưng chỉ cho họ cách để ra khỏi vấn đề.
– Chúa Jesus biết rằng sẽ không có giải đáp nào giúp cho vấn đề tranh chấp của họ đó là sự tham lam trong lòng anh em họ. Bao lâu họ còn tham lam thì không có sự giải quyết nào khiến họ thỏa mãn.
q Vậy tham lam là gì? Là sự khao khát muốn có thêm nhiều hơn những gì ta nghĩ rằng mình cần phải được thỏa mãn (tiền bạc, địa vị, quyền lực, tình cảm…)
– Tấm lòng họ phải được thay đổi, đó mới là nhu cầu lớn nhất.
q Điều gì có thể giúp chúng ta tránh khỏi sự tham lam?
Ü KHÔNG ĐỂ LÒNG TRÔNG CẬY NƠI CỦA CẢI – PHẢI TRÔNG CẬY CHÚA. 17 Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. 18 Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp ban phát và phân chia của mình có, 19 vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật. (1 Ti-mô-thê 6:17-19)
Ü YÊU THƯƠNG NGƯỜI LÂN CẬN: Điều răn thứ 10 Chúa truyền dạy dân sự rằng “17 Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:17)
Ü TIN KÍNH VÀ THỎA LÒNG: Sứ đồ Phao-lô đã truyền cho Ti-mô-thê dạy Hội thánh rằng “6 Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. 7 Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. 8 Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; 9 còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” (1 Ti-mô-thê 6:6-10)
2. Sự hà tiện của người giàu mà Kinh Thánh gọi là ngu dại. Theo quan điểm của Kinh Thánh thì sự hà tiện là gì? Trong dụ ngôn của Chúa Jesus về người giàu hà tiện đã trình bày cho chúng ta những hiểm họa tiềm ẩn trong sự hà tiện (sự hà tiện thường có ý không tốt. Nó khác với sự tiết kiệm thường mang ý tốt)
[a] Người giàu này cảm thấy đau nhói trong lòng nếu phải rứt nắm ruột mình cho người khác! Trong tuồng cổ “trùm sò” của dân gian Việt Nam gã này cũng giàu có tương tự như dụ ngôn của Chúa. Ông ấy phải “ăn mắm hút giòi” để bảo vệ được tài sản kết xù của mình. Người giàu kia không muốn giúp ai cả, hoặc chỉ cho những gì dư thừa của mình.
[b] Anh ta xây thêm và tích lũy những gì mình có, anh ta bị hút vào trong đó đến nỗi trở nên nô lệ cho tài sản của mình (18)
[c] Anh ta chỉ biết đến mình trong cuộc sống, chẳng quan tâm đến nhu cầu người khác. “Ta phải làm thể nào? Vì không có đủ chỗ chứa hết sản vật. Lại nói: Nầy, việc ta sẽ làm: Ta phá cả kho tàng và cất cái khác lớn hơn, thâu trữ sản vật và gia tài vào đó” (17,18)
& “25 Lòng rộng rãi sẽ được no nê;
Còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội.” (Châm Ngôn 11:25) [BTT]
Người hào phóng sẽ được hào phú, Ai cho người khát nước uống có ngày sẽ được cho nước uống lại. (DB 2011)
III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Để tránh tội tham lam (Cô-lô-se 3:5) Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng” chúng ta phải làm gì? (Theo điều Chúa dạy riêng mỗi chúng ta dựa trên Lời Chúa và cuộc sống theo Chúa)
2. Vì sao “tham lam” chẳng khác gì thờ hình tượng? (tham khảo 1 Ti-mô-thê 6:6-10)