ĐỀ TÀI: NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ TỘI ĐƯỢC THA THỨ
KINH THÁNH: LUCA 7:36-50
(HƯỚNG DẪN: THẦY LÊ HẢI SƠN)
I. BỐI CẢNH
1. Người Pha-ri-si này mời Chúa Jesus về nhà mình để ăn (anh có mời những người bạn mình đến)
2. Có một người đàn bà xấu nết cũng bất ngờ đến trong buổi ăn ấy (37)
3. Tùy theo phong tục thì người mời khách đến nhà phải là các thủ tục hiếu khách: hôn lên đầu, xức dầu trên đầu khách, rửa chân khách. Rõ ràng ông ta không có sự kính trọng Chúa.
4. Chúa Jesus đưa ra câu chuyện về sự tha nợ trong ngữ cảnh câu chuyện này.
II. BÀI HỌC
1. Người đàn bà xõa tóc để lau chân Chúa. Hình ảnh xõa tóc không hay trong mắt của người Do Thái lúc đó (khiêu dâm), tuy nhiên hành động của bà mang một ý nghĩa khác của sự tôn kính Chúa trong khi người chủ nhà kia thì không hề có hành động hiếu khách.
– Người Pha-ri-si chỉ xem bề ngoài chứ không biết suy xét. Họ đoán xét người đàn bà bởi hành vi của bà. Họ cũng đoán xét cả Chúa Jesus (39)
Ü Xin Chúa cất đi tấm lòng kiêu ngạo, tự cao.
2. Thay vì nhận ra hành động cao quý của người đàn bà này, người chủ nhà đã nghĩ xấu, nghĩ sai (tự nghĩ c39) Đối với sự bất lịch sự của người Pha-ri-si này, Chúa vẫn rất nhã nhặn để chuyển tải thông điệp Phúc Âm.
3. Chúa Jesus quay lại phía người đàn bà (44) cho thấy sự thiện cảm của Ngài với tội nhân. Sứ điệp trọng tâm ở đây là tội lỗi người đàn bà đã được tha (47) vượt trên những sai lầm của con người, đố kỵ và thành kiến của con người.
4. Được Chúa tha tội nhiều thì sẽ yêu mến Ngài nhiều! Chúa muốn giải thích hành động của người đàn bà này là điều thách thức với người Pha-ri-xi.
5. Câu chuyện chứa đựng một giáo lý quan trọng: SỰ THA THỨ (qua câu chuyện mắc nợ và được tha)
III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN
1. Chúng ta yêu Chúa đến mức nào? Chúng ta có mối liên hệ trực tiếp với Chúa ở mức độ nào?
2. Làm sao chúng ta biết mình được Chúa tha thứ? (50) làm sao để có sự bình an? (tội được tha)
3. Ngày nay vẫn còn những tư tưởng như người Pha-ri-si. Xin Chúa cho chúng ta luôn cẩn thận về men của người Pah-ri-si và người Sa-đu-sê (Ma-thi-ơ 16:6)