Gốc và ngọn

Có một trò luôn thích khoe khoang bản thân trước mặt người khác.

Một hôm, thầy đưa cậu ta đến trước một cái cây, hỏi rằng: “Những cành cây này có đẹp không?”

“Tất nhiên ạ, những bông hoa nở đầy trên cành thật rực rỡ và đẹp đẽ biết bao!” – trò nói.

Một trận gió thổi qua, những cành cây phát ra âm thanh “xào xạc”.

“Con có nghe thấy gì không?” thầy lại hỏi.



“Đương nhiên nghe thấy ạ, âm thanh của cành cây phát ra nghe trong trẻo và êm tai làm sao!” trò trả lời.

“Nhưng con có biết cành cây trong chữ Hán gọi là gì không? Nó được gọi là ‘mạt’ (ngọn)!”

Thầy nói xong liền chỉ vào dưới gốc cây nói: “Con có thấy rễ cây không? Con có nghe thấy rễ cây phát ra âm thanh không?”

“Gốc cây bị chôn dưới đất, làm sao con nhìn thấy được? Gốc cây là vật tĩnh thì làm sao con nghe được âm thanh của nó ạ?” – trò nói.

“Nhưng con có biết rễ cây trong chữ Hán được gọi là gì không? Nó được gọi là ‘bổn’.

Nói cách khác, những cành lắc lư trên đỉnh ngọn cây chỉ là một bộ phận không quan trọng, còn phần rễ cây lặng lẽ dưới gốc cây mới chính là bộ phận cơ bản nhất, là phần gốc rễ quan trọng và không thể thiếu.”

Nghe những lời của thầy, trò tự cảm thấy xấu hổ về bản thân. Từ đó về sau, người này không còn khoe khoang bản thân mình trước mặt mọi người nữa.
(Sưu tầm)
www.hoithanhvuonnhoaz.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.