Chúng ta thường nhìn nhận một người qua sự tín nhiệm, đánh giá cao về nhân phẩm của người đó. Nếu một người không thể khiến người khác tin tưởng nhân cách của mình thì dù anh ta có năng lực đến mấy cũng khó có được thành tựu lớn lao.
Có một công ty nọ cần tuyển một trợ lý tài vụ nên bộ phận nhân sự bắt đầu phỏng vấn chọn lựa các ứng cử viên ưu tú.
Mỗi ngày đều có rất nhiều người đến công ty phỏng vấn, trải qua sàng lọc kỹ lưỡng, cuối cùng chọn ra được 3 người. Nhưng cả 3 đều có năng lực tương đương, không ai thua kém ai. Điều này khiến bộ phận nhân sự rất đau đầu. Vì thế họ bèn xin ý kiến của cấp trên.
Vị Sếp bấy giờ chỉ hỏi họ một câu duy nhất: “Các bạn có thể làm gì để giúp công ty trốn 500 triệu tiền thuế?” Lúc này, người ứng tuyển thứ nhất và thứ hai đều bảy tỏ rằng có thể làm giả hoá đơn.
Đến lượt cô gái cuối cùng, cô ngây người một lúc, sau đó trầm mặc rất lâu mới hỏi lại: “Ngài nhất định phải làm như vậy sao?”. Vị Sếp gật đầu, cô gái đó thấy vậy liền trực tiếp bước thẳng ra cửa, bày tỏ ý muốn từ bỏ cuộc phỏng vấn.
Lúc này, vị Sếp đột ngột đứng dậy tươi cười nói với cô gái: “Xin chờ chút, cô là người trung thực và có nguyên tắc nhất trong những người ứng tuyển ở đây. Chúc mừng cô đã vượt qua buổi phỏng vấn”.
Sau này, cô gái trẻ ấy được thăng chức lên vị trí trưởng phòng tài vụ và được mọi người vô cùng nể phục.
Trong “Lễ ký” cũng từng nói “đức giả đắc dã”, ý muốn nói rằng, người có đạo đức thì ắt sẽ có được mọi thứ.
Thánh Kinh chép rằng: “Chúa chuộng sự công bình và sự chánh trực; Ðất đầy dẫy sự nhơn từ của Ðức Giê-hô-va.” (Thi Thiên 33:5)
Nhân phẩm chính là viên đá thử vàng hiệu quả nhất, cũng là lòng tin và giới hạn cơ bản nhất trong cách làm người, trong đối nhân xử thế.
Khanh An
www.hoithanhvuonnhoaz.com