Nguồn của sự khôn sáng (Louis Pasteur)

Louis Pasteur (1822-1895) – bác học người Pháp, cha đẻ của ngành vi sinh vật học, được coi là thầy thuốc vĩ đại và ân nhân của nhân loại vì phát minh ra vắc-xin tiêm chủng phòng bệnh. Hãy xem ông nói gì về cội nguồn của cảm hứng và khôn sáng của mình:

Người Hy-lạp đã cho chúng ta có được một trong những từ đẹp đẽ nhất trong ngôn ngữ chúng ta, đó là từ “lòng nhiệt tình” (“enthusiasm” — có gốc là ‘entheos’ – nghĩa là có Thiên Chúa trong lòng). Sự vĩ đại của công việc những con người được đánh giá theo mức độ cảm hứng từ nơi chúng khơi nguồn. Hạnh phúc thay là người có Thiên Chúa trong lòng…

Sẽ tới một ngày người ta sẽ cười chê những ngu dại của triết lý duy vật đương thời chúng tôi. Càng nghiên cứu thiên nhiên nhiều hơn, thì tôi càng đứng sững kinh hoàng thán phục trước công việc của Đấng Tạo hóa. Tôi thường cầu nguyện trong khi làm công việc mình tại phòng thí nghiệm…

Một chút ít khoa học đẩy xa người khỏi Chúa Trời, nhưng thật nhiều khoa học sẽ đưa người đến với Ngài…

Năm 1860, không lâu sau khi Đác-uyn đưa ra giả thuyết của mình về sự tiến hóa của muôn loài vạn vật với ý tưởng nền tảng là sự sống có thể nảy sinh một cách tình cờ trong môi trường vô sinh, thí dụ từ nước (tôi chắc lúc đó Đác-uyn chưa bao giờ được nhìn xem trong nước thường có những gì qua kính hiển vi – thực tế là đầy vi khuẩn và các phôi thai mắt thường không thấy được), chính Louis Pasteur đã chứng minh rằng sự sống không thể tự nảy sinh bằng thí nghiệm đơn giản với ống nghiệm hình chữ S chứa nước có chất dinh dưỡng đã đun sôi tiệt trùng. Qua đó ông đã thiết lập định lý nền tảng của sinh vật học hiện đại: “sự sống chỉ có thể nảy sinh từ sự sống”. Hiện nay người ta vẫn dùng nguyên tắc đó để tiệt trùng mà bảo quản dụng cụ y tế và thức ăn (Pasteurization, Пастеризация).

Tôi không biết bạn sẽ chọn nghe theo ai, một là Louis Pasteur – người đã có công lớn với bao nhiêu phát minh giúp đỡ nhân loại, tên của ông được đặt cho các địa danh ở khắp các nước trên thế giới, còn kia là một người đã “có tài” đem đến không một chút khoa học mà chỉ là sự nghi ngờ cho loài người về nguồn gốc thiêng liêng cao cả của mình…

(Mục sư Trần Quốc Hùng / HTTL Moscow)


Еще настанет день, когда будут смеяться над глупостью современной нам материалистической философии. Чем больше я занимаюсь изучением природы, тем более останавливаюсь в благоговейном изумлении пред делами Творца. Я молюсь во время своих работ в лаборатории.

A bit of science distances one from God, but much science nears one to Him.

Луи Пастер (1822-1895), химик, биолог.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.