Ba mặt tối có khả năng gây cản trở cho chính mình và thậm chí cả cộng đồng đức tin :
[1] Tính cưỡng bách trong người lãnh đạo – compulsive leader ( Vì dụ Kinh Thánh: Môi-se) .
Là hình ảnh lãnh đạo của một mục sư ưa dùng sự cưỡng bách, ép buộc hội chúng nhằm mục đích duy trì trật tự, luật lệ. Đây cũng là tính cách của Môi-se thường thấy trong việc lãnh đạo dân sự . Ông là một người tự ép mình theo luật lệ và cũng muốn kiểm soát dân sự theo một khuôn mẫu như vậy. Một người luôn cầu toàn đến mức khắc nghiệt cho bản thân đến cả cộng đồng.
Để nhận biết một lãnh đạo cưỡng bức (compulsive leader) qua mấy cách: cung kính , trau dồi, siêng năng, hiệu quả. Họ liên tục tìm kiếm sự bảo đảm và chấp thuận của các nhân vật có thẩm quyền và lo lắng khi không chắc về sự trình bày và vị trí của họ. Họ không để cho tự phát có nhiều cơ hội ; vui chơi giải trí và vui chơi thường được lên kế hoạch trước.
Những nhà lãnh đạo này thường quá đạo đức, tận tụy, phán xét cả bản thân lẫn người khác. Bên trong có nhiều cảm xúc, đây có lẽ là kết quả của một tuổi thơ cứng nhắc, nơi kỳ vọng đạo đức đã được đặt trên chúng; Là hậu quả của một số thất bại hoặc chấn thương tâm lý trong quá khứ.
Sự lãnh đạo theo kiểu này thường tạo nên áp lực các chức vụ khác phải đạt đến hiệu quả tốt nhất, tức là sự cầu toàn. Điều này cảnh báo chúng ta có thể vượt qua giới hạn cho phép của sự cầu toàn để đeo đuổi đến một kết quả mỹ mãn nhất (nhưng thường thì không đạt đến đỉnh) . Tất cả những điều này nghe có vẻ rất thuộc linh nhưng thực chất là sự đáp ứng thỏa mãn cùng những ước muốn của một lãnh đạo mà thôi.
Tôi có một người học trò là đạo diễn chương trình sự kiện cho một giáo hội ở Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây. Tôi chú ý cậu ta là một người cầu toàn trong kế hoạch của mình đến độ mỗi tiết mục trong chương trình phải chính xác được tính bằng giây và các hoạt cảnh với múa, hát , ánh sáng và âm thanh phải kết hợp nhuần nhuyễn. Việc này đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian cho một chương trình. Trong khi đội ngũ thực hiện ý tưởng của đạo diễn là những tín hữu không chuyên. Điều này đã dẫn đến những kết quả không mong muốn hay không đạt đến như mong đợi. Mặt khác vấn đề đầu tư cho chương trình như vậy rất mất thời gian và công sức mọi người, gây ra sự căng thẳng, mệt mõi, thất vọng , không thỏa lòng và đầy áp lực. Nhìn cách thuộc linh thì đây là “công việc Chúa” nên phải làm thật tốt, phải dành cho Chúa những điều tốt nhất. Nhưng xét ở góc độ tâm lý thì là : ” Sự đáp ứng thỏa mãn cùng những ước muốn của một lãnh đạo mà thôi”.
Theo tôi người lãnh đạo cưỡng bách là người không có tính uyển chuyển, linh động trong cách xử lý tình huống trong lãnh đạo. Sự kiên quyết hay quyết tâm theo đuổi mục tiêu là điều cần có nhưng đồng thời nên có tố chất linh động và uyển chuyển . Tính cưỡng bách trong người lãnh đạo có thể ngăn chặn các sáng tạo, sự tự do trong vận hành ân tứ của các nhân sự hay hội chúng. Có một lần Giô-suê báo cáo cùng Môi-se về tình trạng trong dân sự có người nói tiên tri trong hội mạc và chính Giô-suê muốn ngăn cấm việc này. Nhưng Môi-se đã đáp cùng Giô-suê rằng : ” Ngươi ganh cho ta chăng? Ôi! Chớ chi cả dân sự của Đức Giê-hô-va đều là người tiên tri, và chớ chi Đức Giê-hô-va ban Thần của Ngài cho họ! ” (Dân sô ký 11:29) . Có lẽ Giô-suê đã bị ảnh hưởng tính “cưỡng bách” như Môi-se trong tư cách là người đã được chọn và học để kế vị vai trò dẫn dắt dân sự. Nhưng đây có lẽ là lần hiếm hoi cho thấy Môi-se đã đi ngược lại với tính cách của mình . Ông tỏ ra rất bao dung rộng lượng và uyển chuyển ! Để lại người học trò với kết quả của sự ảnh hưởng tinh thần cứng nhắc từ người thầy mà thôi. Vậy có thể nói bất cứ người lãnh đạo nào cũng có lúc rơi vào trạng thái bảo thủ, cứng nhắc với những mệnh lệnh mang tính cưỡng bách với khát vọng đạt đến sự hoàn thiện nhất trong kế hoạch lãnh đạo của mình. Nhưng có thể nói người chịu nhiều thiệt thòi nhất và bị ảnh hưởng trực tiếp đó chính là hội chúng và những người đồng công cùng chức vụ lãnh đạo đó.
[2] Người lãnh đạo tự yêu mình – The narcissistic leader (ví dụ Kinh thánh: Solomon)
Đối với nhà lãnh đạo tự yêu mình, thế giới xoay quanh trục bản thân . Các nhà lãnh đạo tự yêu thể hiện sự kết hợp khác nhau của: tham vọng mãnh liệt; tưởng tượng hoành tráng ; cảm giác tự ti ; Phụ thuộc quá nhiều vào sự ngưỡng mộ và ca ngợi bên ngoài. Đây chính là mảng tối mà người lãnh đạo nào cũng có thể bị cám dỗ. Theo sự nhận biết của tôi các mục sư đều mong muốn nghe những lời động viên, khích lệ (nếu mới bắt đầu giảng) lẫn những những lời khen ngợi . Dù có mục sư không bày tỏ cảm xúc khi nghe những lời nhận xét lạc quan nhưng tai họ dường như rất nhạy với những lời bàn tán quanh đó. Tai này vẫn nghe các tín hữu chào thăm trong khi tai kia thì rà bắt tất cả các lời bàn tán về bài giảng . Tôi cho rằng nếu một lãnh đạo bị phụ thuộc quá nhiều vào sự ngưỡng mộ và ca ngợi của người khác thì đúng là mẫu lãnh đạo tự yêu mình.
Các nhà lãnh đạo tự yêu có xu hướng sử dụng những người khác để thúc đẩy các mục tiêu của riêng họ; Hiển nhiên họ có thể đồng cảm với những người mà họ lãnh đạo. Điều này cho phép họ theo đuổi kết thúc của riêng mình mà không cần kiềm chế. Các nhà lãnh đạo Cơ Đốc thường sử dụng những người mà họ lãnh đạo để nâng cao hình ảnh của mình và làm tốt thêm cách họ cảm nhận về bản thân họ.
Tôi đã từng thất vọng với một chức vụ chăn bầy khi mà vị lãnh đạo hô hào dân sự đóng góp để mua nhà thờ , dâng hiến, tạo mãi , thậm chí vay mượn của người khác để thực hiện dự án . Nhưng chính mình thì làm cho có lệ, sự tham gia dâng hiến đóng góp của ông chỉ bằng hình thức . Cho đến khi dự án hoàn thành ông trở thành người đứng tên tài sản của nhà thờ mà tín hữu không hề hay biết . Ông đã dùng tập thể để thúc đẩy mục tiêu và tiến hành dự án với người mình xây dựng uy tín. Người lãnh đạo tự yêu mình cũng vì sự an toàn lâu dài với bản thân nên cũng dần xây dự một ban chấp hành “trẻ” nhiệt thành, cùng “chí hướng” mà đẩy ra hết những trưởng lão kỳ cựu của Hội Thánh.
Các mục sư có xu hướng như vậy thì thường soạn bài giảng trong một nỗ lực để đạt được sự chấp thuận và ngưỡng mộ của người ta hơn là quan tâm đến sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Nhiều Hội Thánh bị suy yếu bởi các nhà lãnh đạo dẫn Hội Thánh vào các dự án quá năng động và tốn kém, tất cả như thế bởi các nhà lãnh đạo có nhu cầu cảm thấy tốt và an toàn đối với bản thân mình.
[3] Người lãnh đạo hoang tưởng – The paranoid leader (ví dụ Kinh thánh: Sau-lơ)
Câu chuyện Sau-lơ thường khiến tôi có cảm giác luyến tiếc cho một vị vua có khởi đầu rất đơn sơ, hiền lành, chất phác : “ 21 Người biểu chi phái Bên-gia-min đến gần từ họ hàng, rồi họ Mát-ri được chỉ định. Đoạn, Sau-lơ, con trai của Kích, được chỉ định. Người ta tìm Sau-lơ, nhưng không thấy. 22 Chúng bèn hỏi lại Đức Giê-hô-va rằng: Còn có người nào khác sẽ đến đây chăng? Đức Giê-hô-va đáp: Kìa, nó ẩn trong đồ đạc kia.” (1 Sa-mu-ên 10:22) . Điều khiến cho Sau-lơ trở nên mất ơn bởi ông đã cho phép hay phát triển một loại “hoang tưởng” trong suy nghĩa lãnh đạo của mình. Các nhà lãnh đạo hoang tưởng cũng có những điều tương tự như Sau-lơ khi xưa :
• Thường sợ bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai
• Có tính cách và suy nghĩ đáng ngờ và thù địch
• Muốn được bảo vệ trong mối quan hệ của họ với những người khác
• Quá nhạy cảm với các hành động và phản ứng của những người mà họ lãnh đạo, luôn sợ hãi những cuộc nổi dậy tiềm năng.
• Cảm thấy không an toàn sâu sắc về khả năng của chính mình
• Có bệnh ghen tương với những người có năng khiếu khác.
Những người lãnh đạo thế này thường có hành động như sau :
• Sử dụng mưu đồ bí mật và gián điệp để duy trì sự nắm phần lãnh đạo.
• Xây dựng liên minh và mạng lưới bí mật với những người có thể dễ dàng thao túng.
• Cho người khác là mối đe dọa .
• Phản ứng thái quá với các hình thức góp ý hay phê bình nhẹ nhất.
• Rất nhạy và cho rằng các cộng sự có thể lật đổ mình.
• Tạo ra các cấu trúc cứng nhắc và các hệ thống kiểm soát – giới hạn quyền tự chủ của trẻ em và các cộng sự
• Họp và báo cáo với ban chấp hành quá mức.
• Khó khăn trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ chặt chẽ – duy trì khoảng cách an toàn với mọi người
• Cảm giác mạnh mẽ của bất an, thiếu tự tin.
Một vấn nạn vẫn diễn ra không đẹp lâu nay mà tôi và nhiều người vẫn thấy đó là cảnh mục sư quản nhiệm “tiễn” các phụ tá xách va-li rời khỏi Hội Thánh. Điều này xảy ra nhiều đến mức mà những người lớn tuổi khi được hỏi thì “chép miệng” rằng : “chuyện này bình thường mà anh bạn!” . Đây thật là một điều đáng tiếc, tại sao nó lại hiện diện trong cộng đồng Hội Thánh Việt Nam ? Bỏ qua yếu tố yếu kém, không kết quả của mục sư phụ tá có thể sẽ được đề nghị thôi việc sau khi hết hợp đồng. Tuy nhiên khuynh hướng thường xảy ra có thể quy cho vấn đề hoang tưởng của người lãnh đạo vừa được đề cập bên trên. Tính đố kỵ và ghen tỵ theo tôi là bạn đồng hành của hoang tưởng. Thực chất đó là ” Có bệnh ghen tương với những người có năng khiếu khác.” điều này dẫn đến sự “quá nhạy cảm với các hành động và phản ứng của những người mà họ lãnh đạo, luôn sợ hãi những cuộc nổi dậy tiềm năng” rồi dẫn đến những hành động như : ” xây dựng liên minh và mạng lưới bí mật với những người có thể dễ dàng thao túng.”
Lãnh đạo hoang tưởng cản trở sự phát triển Hội Thánh, những việc xảy ra thường để lại hậu quả nhất thời hay cũng phải một thời gian gây nên sự tổn thương trong hội chúng bởi trong số đó cũng có những tín hữu quý mến kính trọng người phải ra đi . Sự sinh hoạt của Hội Thánh bị xáo trộn bởi sự mất mát và thay đổi. Sự hoang tưởng lãnh đạo không chỉ ảnh hưởng trong Hội Thánh nhưng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông công giữa các Hội Thánh địa phương , ngăn trở sự tham gia các tín hữu vào chương trình chung liên Hội Thánh trong vùng, gây nên sự mất đoàn kết không chỉ giữa tín hữu mà còn giữa các đồng lao với nhau. Qua đây cũng có thể lý giải vì sao lâu nay các HT trong vùng chưa thể làm những chương trình chung, các mục sư trong vùng khó có thể hiệp lại cầu nguyện. Các hàng rào được dựng lên phát xuất từ người lãnh đạo hoang tưởng. Nếu không được giải quyết từ trong chính Hội Thánh thì vẫn còn sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng chung.
Mục sư David Dong
01 tháng 05/2018