Bài học Kinh thánh hàng tuần tối thứ Tư tại Vọng canh ipray Arizona 28/6/23 trong Luca 14:1-6 đề tài: Chúa Cân Nhắc Tấm Lòng Mỗi Người. (Hướng dẫn: MS Đông)
Video để theo dõi bài học: xin bấm link bên dưới. Chúa ở cùng quý con cái Chúa. Good night.
ĐỀ TÀI: CHÚA CÂN NHẮC TẤM LÒNG MỖI NGƯỜIKINH THÁNH: LUCA 14:1-6(Hướng dẫn: MS Giang Đông) I. BỐI CẢNH 1. Chúa Jesus được mời đến nhà một lãnh đạo người Pha-ri-si để dùng bữa. Tại đó bọn họ đem một người bị bệnh phù thủng để thử Ngài. 2. Tại đó Chúa Jesus đã dạy cho họ một bài học về tình yêu thương hơn cả luật pháp mà họ cố gắng giữ. Ngài cho họ thấy chính sự giả hình của họ trong việc họ muốn gài bẫy Chúa (xem câu 5) họ cứu vật nuôi nhưng người thì không cứu! (chữa lành người đàn ông bị phù thũng (1 căn bệnh đau đớn do thận hay tim bị hư khiến cơ thể trữ nước dưới các mô.3. Trong truyện tích Phúc Âm có ít nhất 7 lần Chúa Jesus chữa bệnh trong ngày Sa-bát. 3.1 – Ngài chữa bệnh cho mẹ vợ ông Phi-e-rơ (Luca 4:38) 3.2 – Chúa Jesus chữa cho người bị teo tay (Luca 6:6) 3.3 – Chúa chữa lành cho người đàn bà bị còng lưng 18 năm (Luca 13:13) 3.4 – Chúa chữa lành cho người đàn ông bị bệnh bại ở ao Bê-tết-đa (Giăng 5:9) 3.5 – Ngài chữa người mù từ lúc mới sinh (Giăng 9:14) 3.6 – Ngài chữa người bị ám tại nhà hội thành Ca-bê-na-um (Mác 1:21) 3.7 – Chúa Jesus chữa lành người bị phù thũng ngay trước mắt và trong sự ngỡ ngàng các thầy dạy luật và Pha-ri-si. (Luca 14:4) II. BÀI HỌC 1. Sự giả hình của người Pha-ri-si:1.1 Không yêu người lân cận: Chúa Jesus được một lãnh đạo người Pha-ri-si mời Ngài dùng bữa. Kỳ lạ là bọn họ lại chăm chú theo dõi Ngài. Buổi tiệc có sự hiện diện của một bệnh nhân mắc chứng phù thũng, bệnh này rất đau đới do thận bị hư nên da bị ứ nước. Ông chủ nhà người Pha-ri-si thật nhẫn tâm khi dùng người bệnh này như một công cụ để thực hiện mục đích xấu xa của họ. Nếu không yêu Chúa chúng ta sẽ khó lòng yêu thương người lân cận.1.2 Giả bộ nhơn từ, bao dung cố để người ta thấy và khen ngợi: Họ chẳng quý mến gì để mà mời Chúa Jesus đến dùng bữa. Họ căm ghét Ngài nhưng tỏ ra là bao dung, nhơn từ. Ü Đây là sự giả hình cần phải loại khỏi gia đình và Hội thánh. Mỗi người cần phải sống thật như mình với Chúa. 1.3 Sự vô cảm: “Nhưng họ đều làm thinh. Ngài đỡ lấy người bịnh, chữa lành, rồi cho người ấy ra về.” (c.4) Sự làm thinh của người Pha-ri-si cũng nói lên sự vô cảm và ích kỷ của họ. 2. Sự yêu thương tương phản với sự mặc kệ nó: Đức Chúa Jesus nêu tấm gương yêu thương. Ngài sẵn lòng chữa lành cho người bị phù thũng. Hành động này mang tính nhân văn của cứu Chúa Jesus mà không một ai trong chúng ta được quyền khước từ. – Chúa Jesus quan tâm mọi kẻ bệnh tật và có giải pháp cho họ ngay lập tức. – Chúa Jesus không chỉ đồng cảm hay thương cảm cách bất lực, Ngài hành động để mở trói cho người bệnh. 3. Chúa Jesus đối đáp rất khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Chúa khiến cho kẻ đối nghịch “không thể trả lời được tiếng nào.” (c.6) Vì sao người hầu việc Chúa luôn cần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời dẫn dắt? – Sự khôn ngoan này đã được phú cho chấp sự Ê-tiên (CV 6:5) “8 Ê-tiên được đầy ơn và quyền, làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân.” (CV 6:8) Những kẻ đối nghịch cũng không cãi lại được Ê-tiên khi tranh luận “10 Song chúng không chống lại nổi với trí khôn người cùng với Đức Thánh Linh, là Đấng người nhờ mà nói,” (CV 6:10) q Sự khôn ngoan Chúa ban là một trong 3 tiêu chuẩn để chọn chấp sự Hội thánh đầu tiên (CV 6:3) “3 Vậy anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho.”- Vai trò của Đức Thánh Linh trong sứ mạng là dẫn dắt và ban sự khôn ngoan cho chúng ta khi thi hành đại mạng lệnh của Chúa Jesus: “10 Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.” (1 Cô-rinh-tô 2:10) 4. Chúa Jesus không hề từ chối bất cứ ai có lời mời muốn tiếp đãi Ngài tại nhà mình. Thậm chí là lời mời của những kẻ ghét Ngài như trong câu chuyện. Tinh thần của Chúa là luôn mong họ thay đổi bởi sự tiếp cận của Ngài cùng họ. III. SUY GẪM VÀ THẢO LUẬN1. Sự khôn ngoan của Đức Thánh Linh đóng vai trò thế nào trong sự giảng Tin Lành và đời sống hàng ngày của chúng ta? 2. Chúng ta học điều gì ở Chúa Jesus khi Ngài thấy người bệnh trong hành trình truyền giáo của Ngài? Thái độ của Chúa Jesus khác với người Pha-ri-si thế nào? Ngày nay Hội thánh có tiếp tục noi theo gương của Chúa Jesus không? 3. Qua gương xấu của người Pha-ri-si, chúng ta cần phải tránh như thế nào? Có dung túng những điều tương tự trong HT không? Chúng ta phải làm gì để tránh những gương xấu đó?